219
khen chê hững hờ... Tôi khóc lặng lẽ. Trƣớc cái đẹp, trƣớc vẻ trong sáng
huyền bí của nghệ thuật, trƣớc chiếc quần đen bạc màu có hai miếng vá,
trƣớc gƣơng mặt thanh bình của một cô gái sắp làm mẹ.
Tôi xoay những ô vuông. Tôi ghen với độ nhạy bén của âm nhạc, cái
khả năng tức khắc của nó đi thẳng vào tâm hồn con ngƣời, kích động
những tầng phía trên của năng lực sống.
Thơ lặng lẽ hơn, ít vinh quang hơn, thơ tìm xuống những tầng sâu và
kiên trì chờ đợi. Tới khi cái bãi mìn dƣới đáy quên lãng ấy đột nhiên bùng
nổ thì nhà thơ, anh có thể yên tâm, tất cả nhạc sĩ trên đời sẽ ghen với anh
đấy.
Tôi xoay những ô vuông. Đầu năm 1942 giữa “tuyết nóng” của vùng
phụ cận Mat-xcơ-va bị vây hãm, Côngxtăngtin Ximônốp hai mƣơi sáu tuổi
phóng viên mặt trận đã viết “Đợi anh về”. Ba mƣơi năm sau, mùa khô
1972 ở một cách rừng miền Đông giữa B.52 và những trận càn, thằng lính
hai mƣơi sáu tuổi là tôi đã viết “Thử nói về hạnh phúc”. Mƣời bốn năm
sau, tôi tìm ra sự trùng hợp ngẫu nhiên này nhân đọc một trích đoạn hồi ký
của Ximônốp. Nhà thơ lớn đã mất, nhƣng bài thơ nhỏ của ông thì sống
mãi. Dù sao “Đợi anh về” đã gặp may mắn: nó đƣợc in ngay trên báo “Sự
thật” khi vừa chào đời, còn bài “Thử nói về hạnh phúc” của tôi thì mãi gần
đây mới đƣợc in, sau khi đã sống hơn mƣời năm trong một số ba lô lính.
Không phải tôi tính “ăn theo” Ximônốp, nhƣng tôi cứ băn khoăn muốn
biết khi viết bài thơ “Đợi anh về” năm hai mƣơi sáu tuổi, giữa hồi ác liệt
nhất của chiến tranh, Ximônốp đã nghĩ gì? Và chúng tôi có điểm nào gặp
nhau trong ý nghĩ?