Do-Lai-Thuy-va-phe-binh-phan-tam-hoc-Viet-nam
Lưu trữ danh mục: Lý luận , phê bình
Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu
Lý thuyết ứng đáp của người đọc và việc đổi mới phương pháp dạy đọc văn ở nhà trường phổ thông
Trong nhận thức lý luận văn học hiện nay của chúng ta, nói đến mối quan hệ văn học – hiện thực được người ta hiểu là nói đến mối quan hệ phản ánh. Đây là một nhận thức lý luận mà cho đến nay là rất cơ bản và quan trọng về văn học. Đương nhiên người ta không thể cho rằng quan niệm về tính chất phản ánh của văn học chỉ có ở lý luận văn học Mác – Lê-nin, rằng đó là đặc quyền của nó. Trên thực tế thì không hiếm những quan niệm văn học khác đã và vẫn đang coi văn học là sự phản ánh hiện thực khách quan. Chúng ta chỉ cần nhớ đến ý kiến của Xtenđan về tấm gương phản chiếu, hay nói chung nhớ đến lý luận về chủ nghĩa hiện thực. Nhưng cũng rất thực tế là tư tưởng phản ánh là một tư tưởng rất trọng yếu của lý luận văn học mácxít – lêninnít và từ trước đến nay vẫn được coi là vấn đề trung tâm của lý luận văn học này.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta hiện nay, một loạt các vấn đề có liên quan đến văn học đang được đặt ra và tranh luận gay gắt. Một lĩnh vực ít người quan tâm hơn nhưng trên thực tế đang là vấn đề gây không ít phức tạp cho sáng tác văn học, đó là vấn đề nhu cầu văn học, nghệ thuật của công chúng ngày nay. Nhu cầu này đang tăng lên không ngừng, rất đa dạng và phức tạp. Đáp ứng hay không và đáp ứng như thế nào những nhu cầu này; chạy theo nó một cách cơ hội hay chống lại nó? Đến một lúc nào đó, theo tôi, đây sẽ là một vấn đề lý luận văn học cần bàn. Chúng ta không thể lẩn tránh được nó. Văn học sẽ không có tác dụng gì nếu nó được viết ra mà không được người đọc tiếp nhận. Mặt khác cố gắng chạy theo những nhu cầu nhất thời và phổ biến nào đó do thị trường môi giới có phải là hướng đi hoàn toàn đúng đắn? Có nhà văn đã ca ngợi cơ chế thị trường. Nhưng không ít kinh nghiệm của những nhà văn đã kinh qua nó cho ta thấy thái độ ngược lại cũng rất đáng quan tâm.
Trần Đình Sử và hướng nghiên cứu thi pháp học
Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay -TTLATS
Tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam từ đầu đến 1975…
Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận hay rõ hơn, trực tiếp hơn có thể nói theo cách của Haral Weinrich mà Jauss rất tán thành: “Lịch sử văn học của người đọc”(1). Đó là mục đích của những cố gắng lý luận của Jauss được đề ra trong công trình Lịch sử văn học như là sự thách thức khoa học văn học của ông mà chúng tôi trong một bài viết trước đây đã bắt đầu lưu ý đến(2). “Lịch sử văn học của người đọc” là phương thức để Jauss “đổi mới lịch sử văn học” (171)(3) nhằm đối đầu với những thách thức đang hiện diện của khoa học văn học, đối đầu với các lối viết “lịch sử văn học của tác giả”. Những luận điểm đầu của ông với nội dung xác lập những cơ sở chung cho việc xây dựng một mỹ học tiếp nhận hướng vào lịch sử văn học, hay một lịch sử văn học căn cứ trên mỹ học tiếp nhận đã được chúng tôi đề cập trong bài viết vừa được nhắc đến. Trong bài này, chúng tôi tiếp tục trình bày những luận điểm tiếp theo của Jauss, trong đó ông đề xuất những vấn đề, những phương thức cụ thể hơn cho lịch sử văn học “đổi mới” của ông.
Từ hơn 20 năm nay, mỹ học tiếp nhận không còn là tên gọi xa lạ đối với các nhà lý luận và nghiên cứu văn học Việt Nam. Đã có hàng chục bài báo và tiểu luận khoa học trong đó có cả những công trình nghiên cứu được in thành sách đề cập đến nó mà chủ yếu mới chỉ có tính chất giới thiệu khái quát. Có thể thấy ở đây trong nhiều trường hợp mỹ học tiếp nhận hay lý thuyết tiếp nhận vẫn thường được đồng nhất với mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss(1), nhà lý luận văn học và nghiên cứu ngữ văn latinh ở trường đại học Konstanz.
Về đặc trưng của thể tài chân dung văn học
Mỗi một nhà văn khi viết đều có một công chúng trước mắt, và dù cho công chúng ấy là chính bản thân nhà văn. Một việc sẽ không được nói ra đầy đủ nếu nó không được nói cho một ai đó. Như chúng ta thấy, đó là cái ý nghĩa của sự thông tin. Nhưng người ta cũng có thể quả quyết rằng có những cái gì đó không thể nói với ai đó nếu trước tiên nó chưa được nói ra vì ai đó. Hai cái “ai đó” này không nhất thiết phải trùng nhau. Trường hợp cuối thậm chí còn hiếm nữa. Nói cách khác: một công chúng với tính cách là người đối thoại đã có ngay từ nguồn cội của sự sáng tạo văn học. Giữa sự sáng tạo và công chúng – mà sự công bố tác phẩm là nhằm đến đó – có thể xảy ra những sự trục trặc, những bất quan hệ to lớn.
Những người trẻ tuổi đến với sân khấu phần nhiều duy chỉ có nguyện vọng là được tận hưởng cuộc sống theo một cách thức đặc biệt, được bộc lộ sức mạnh cảm xúc của họ hay sự thanh lịch trang nhã của sự xuất hiện của họ trước mắt công chúng, nói tóm lại họ là một kiểu công chúng đã trở nên năng động, không còn thỏa mãn với việc từ hàng ghế khán giả nhập thân một cách đơn giản vào những số phận xa lạ và không còn muốn có được điều đó một cách gợi cảm. Để hiểu được tâm tính của những người trẻ tuổi thì ta hãy quan sát phim ảnh của thời đại chúng ta.
Chừng nào mà Aristote (trong chương bốn của “Nghệ thuật thi ca”) nói một cách hoàn toàn chung chung về niềm vui trong việc thể hiện bằng mô phỏng và nêu ra cơ sở cho việc đó là sự học tập thì chúng ta còn cùng đi với ông. Nhưng ngay trong chương sáu ông đã lại xác định rõ ràng hơn và quy định giới hạn cho bi kịch là sự mô phỏng. Nó chỉ cần mô phỏng những hành động gây kinh hãi và xót thương, và còn một giới hạn tiếp nữa là nó phải mô phỏng nhằm mục đích gây nên nổi kinh hãi và sự xót thương. Có thể nhận thấy là sự mô phỏng những con người hành động thông qua diễn viên sẽ gây nên sự mô phỏng các diễn viên bởi khán giả; cách thức tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật là sự nhập cảm vào diễn viên và thông qua diễn viên nhập cảm vào nhân vật kịch.
Kí như một loại hình diễn ngôn