Tiếu thuyết lịch sử Vụ bê bối ở Sung Kyun Kwan 성균관 유생들의 나날 của nhà văn Jung Eun Gwol 정은궐 kể về cuộc sống của các nho sinh tại trường đại học Sung Kyun Kwan vào thời vua Chính Tổ 正祖 / 정조.. Tìm hiểu Nho giáo Korea qua tác phẩm này là một cách tiếp cận thú vị. Theo hướng đó, bài viết đi đến xác lập những đặc trưng cùng những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của Nho giáo đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hóa xứ sở Hàn Quốc thời kỳ trung đại.
Lưu trữ tác giả: vannghiep
Chúng ta đã đặt tác phẩm văn học vào trung tâm của việc nghiên cứu lịch sử văn học và đã theo dõi những khả năng nghiên cứu nó từ điểm nhìn của sự phát triển cấu trúc văn học và từ điểm nhìn của sự hình thành của nó. Giờ đây chúng ta đi vào nhiệm vụ chính thứ ba của việc nghiên cứu lịch sử văn học. Mỹ học cấu trúc quan niệm tác phẩm văn học là ký hiệu thẩm mỹ được xác định dành cho công chúng. Như vậy chúng ta phải thường xuyên không được rời mắt khỏi chẳng những sự tồn tại của nó mà còn cả sự tiếp nhận nó nữa; chúng ta phải lưu ý là nó được cộng đồng người đọc lĩnh hội, lý giải và đánh giá. Chỉ khi tác phẩm được đọc thì nó mới được hiện thực hoá về mặt thẩm mỹ, chỉ với điều đó nó mới trở thành đối tượng thẩm mỹ trong ý thức của người đọc. Tuy nhiên gắn chặt với sự lĩnh hội thẩm mỹ là sự đánh giá. Tiền đề của sự đánh giá là các chuẩn mực đánh giá, nhưng những chuẩn mực này lại không ổn định, cho nên giá trị của một tác phẩm từ quan điểm của những nguồn gốc lịch sử không phải là những đại lượng cố định và không biến đổi. Chính vì các quy chuẩn và các giá trị văn học luôn luôn biến đổi trong sự phát triển lịch sử nên nhiệm vụ đương nhiên của khoa học lịch sử là phải nắm bắt những sự biến đổi này.
Bài viết này đặt vấn đề tìm hiểu về ba thành tố cơ bản của văn học được nêu ở đầu đề và về các mối quan hệ qua lại giữa chúng trong cơ chế kinh tế thị trường thông qua những nhận xét chung và những thí dụ từ thực tiễn văn học Việt Nam. Ba thành tố này luôn hiện diện ở mỗi nền văn học. Không có tác giả, không có người sáng tác văn học thì không thể có tác phẩm văn học, do vậy cũng không có người đọc văn học. Các thành tố của mối quan hệ này gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động vào nhau; bỏ đi một thành tố nào sẽ không thể có một nền văn học thực sự hoàn chỉnh. Đó là một thực tế dễ nhận thấy. Và một thực tế nữa cũng dễ nhận thấy. Thực tế đó là tính chất của các thời kỳ văn học luôn có một số đặc điểm khác nhau và không phải chỉ do bản thân văn học mà là do một cái gì đó ở ngoài văn học, bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn học. Nó thuộc về xã hội, về tính chất của xã hội, thuộc về lịch sử của sự phát triển của xã hội.
Trong nhận thức lý luận văn học hiện nay của chúng ta, nói đến mối quan hệ văn học – hiện thực được người ta hiểu là nói đến mối quan hệ phản ánh. Đây là một nhận thức lý luận mà cho đến nay là rất cơ bản và quan trọng về văn học. Đương nhiên người ta không thể cho rằng quan niệm về tính chất phản ánh của văn học chỉ có ở lý luận văn học Mác – Lê-nin, rằng đó là đặc quyền của nó. Trên thực tế thì không hiếm những quan niệm văn học khác đã và vẫn đang coi văn học là sự phản ánh hiện thực khách quan. Chúng ta chỉ cần nhớ đến ý kiến của Xtenđan về tấm gương phản chiếu, hay nói chung nhớ đến lý luận về chủ nghĩa hiện thực. Nhưng cũng rất thực tế là tư tưởng phản ánh là một tư tưởng rất trọng yếu của lý luận văn học mácxít – lêninnít và từ trước đến nay vẫn được coi là vấn đề trung tâm của lý luận văn học này.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta hiện nay, một loạt các vấn đề có liên quan đến văn học đang được đặt ra và tranh luận gay gắt. Một lĩnh vực ít người quan tâm hơn nhưng trên thực tế đang là vấn đề gây không ít phức tạp cho sáng tác văn học, đó là vấn đề nhu cầu văn học, nghệ thuật của công chúng ngày nay. Nhu cầu này đang tăng lên không ngừng, rất đa dạng và phức tạp. Đáp ứng hay không và đáp ứng như thế nào những nhu cầu này; chạy theo nó một cách cơ hội hay chống lại nó? Đến một lúc nào đó, theo tôi, đây sẽ là một vấn đề lý luận văn học cần bàn. Chúng ta không thể lẩn tránh được nó. Văn học sẽ không có tác dụng gì nếu nó được viết ra mà không được người đọc tiếp nhận. Mặt khác cố gắng chạy theo những nhu cầu nhất thời và phổ biến nào đó do thị trường môi giới có phải là hướng đi hoàn toàn đúng đắn? Có nhà văn đã ca ngợi cơ chế thị trường. Nhưng không ít kinh nghiệm của những nhà văn đã kinh qua nó cho ta thấy thái độ ngược lại cũng rất đáng quan tâm.
“Người đọc cần được quan niệm như một tổng thể các phản ứng cá nhân, hay như sự hiện tại hóa một năng lực cộng đồng? Hình ảnh một người đọc có tự do được giám sát, do văn bản kiểm soát, có phải là hình ảnh hay nhất không”? (1) – Antoine Compagnon. Với việc nhận ra sự khác biệt giữa văn bản văn […]
Từ thập kỉ 80 đến nay, cùng với việc “mở cửa”, với phong trào “Đổi mới”, các lí thuyết văn học phương Tây được giới thiệu ở Việt Nam ngày càng nhiều, trong đó có những lí thuyết khác, thậm chí đối lập với lí thuyết Macxit về văn nghệ. Nói chung, cũng như các […]
Hiện nay, nhiều lý thuyết mỹ học và nghiên cứu văn học của thế giới đã được giới thiệu ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người khi giới thiệu các lý thuyết đó đã tỏ ra thiếu cái nhìn hệ thống, cho nên đã trình bày một cách rối rắm, thậm chí sai lệch. Đó là khi người ta đề cập đến các lý thuyết liên quan đến người đọc.
Trong khi đời sống văn học còn hạn chế về tính lí luận như hiện nay, việc nghiên cứu, đề xuất những tư tưởng, quan niệm lý luận mới, góp phần thúc đẩy văn học phát triển là việc làm rất có ý nghĩa.
Văn học sáng tác là nhằm để cho người đọc tiếp nhận. Nhưng thực tế là người đọc tiếp nhận rất khác nhau. Lý luận tiếp nhận truyền thống giải thích là do người đọc không sành.
Wolfgang Iser (1926 – 2007) là lý thuyết gia tiêu biểu của trường phái Konstanz, nước Đức. Cùng với Hans Robert Jauss, ông tạo nên những chuyển biến trong nhận thức về văn học từ góc độ tiếp nhận.
Theo nghiên cứu của Pierre Bourdieu, từ giữa thế kỷ XIX, văn học Pháp đã phát triển thành một trường văn học, có nghĩa là một lĩnh vực hoạt động xã hội có độ tự lập cao với các nguyên tắc hoạt động và các thể chế đặc trưng.
Lí luận văn học hiện đại (với chủ nghĩa cấu trúc) đã tiếp cận vấn đề phương thức tồn tại của tác phẩm văn học ở một bình diện khác hơn so với lí luận văn học tiền hiện đại.
Lời giới thiệu Đối với những triết gia, nhà tư tưởng lớn thì việc tiếp cận chân lí khoa học là lẽ sống mà vì nó, họ phải lao động, khám phá, sáng tạo suốt cả cuộc đời. Con đường của Lukács György đến với chủ nghĩa Marx là con đường đi tìm chân lí đầy […]
Lấy tác phẩm làm trọng tâm nghiên cứu, chủ nghĩa hình thức Nga khẳng định tính tự trị và nghĩa tất định của văn bản văn học.
- 1
- 2