Những giới hạn của cộng đồng diễn giải

Share Button

Người đc cn được quan nim như mt tng th các phng cá nhân, hay như s hin ti hóa mt năng lc cng đng? Hình nh mt người đc có t do được giám sát, do văn bn kim soát, có phi là hình nh hay nht không”? (1) – Antoine Compagnon.

Với việc nhận ra sự khác biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học, xem tác phẩm văn học là hình thức đọc đặc trưng, lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại đã có cái nhìn mới về phương thức tồn tại của tác phẩm văn học qua những khám phá về đặc trưng bản thể của văn bản văn học trong quan hệ với những yếu tố liên quan đến người tiếp nhận. Như vậy, phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, thực chất, chính là quá trình tạo lập đời sống cụ thể của văn bản văn học qua sự tiếp nhận của người đọc. Nhưng vấn đề người đọc không dừng lại ở đó. Ngày càng có nhiều ý kiến về thực chất tự do cũng như quyền hạn của người đọc trong tương quan với tác giả, văn bản và với những áp lực của cộng đồng diễn giải. Trên cơ sở triết học hiện tượng học, lí thuyết tiếp nhận đã đi được một chặng đường dài với việc đề cao vai trò người đọc và sự đọc văn bản văn học, chống lại những quan điểm thực chứng luận cũng như Phê bình Mới và chủ nghĩa cấu trúc. Tuy nhiên, bên trong hệ thống lí thuyết tiếp nhận cũng có những quan điểm tương đồng và khác biệt về vấn đề người đọc như mọi hệ thống lí thuyết khác. Có xu hướng nhấn mạnh hành vi đọc mang tính cá nhân, liên quan đến tính ý hướng của chủ thể tiếp nhận, nhưng cũng có xu hướng chịu ảnh hưởng của tường giải học, chú ý nhiều hơn đến năng lực tập thể của sự đọc. Đọc là sự thể hiện năng lực cá nhân hay năng lực cộng đồng? Yếu tố nào đứng đằng sau sự đọc, chi phối quá trình tạo nghĩa của văn bản? Tác giả, văn bản, người đọc hay cái thiết chế cộng đồng diễn giải với tất cả những khả năng và giới hạn của nó?

Để có thể thấy rõ hơn sự tiến triển của lí thuyết tiếp nhận trong việc giải quyết những vấn đề trên, chúng ta cần nhìn lại những bước đi quan trọng của các nhà lí luận trên lĩnh vực này, trước khi đến với vấn đề cộng đồng diễn giải. Người đầu tiên chúng tôi nói đến ở đây là Roman Ingarden với công trình Tác phm văn hc(2) nổi tiếng. Là học trò xuất sắc của Ednumd Husserl nhưng Ingarden đã không mở rộng Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm, ông vẫn duy trì quan điểm về phương thức tồn tại hin thc và lí tưởng của tác phẩm văn học. Theo cách phân tích đối tượng của Hiện tượng học, R. Ingarden cho rằng tác phẩm văn học là vt có ch ý nhưng những hoạt động ý thức của nhà văn không thuộc về tác phẩm mà chỉ là cơ sở tồn tại của tác phẩm văn học mà thôi. Như là khách thể mang tính chủ ý, đời sống của tác phẩm văn học phụ thuộc vào những hoạt động cụ thể hóa (đọc) có chủ ý của người đọc hướng tới nó. Tác giả của công trình lí luận về tác phẩm văn học mang đậm yếu tố triết học hiện tượng học này đã phân tích sự cụ thể hóa văn bản của người đọc như là hoạt động có chủ ý của ý thức hướng tới đối tượng. Với việc vận dụng hiện tượng học vào nghiên cứu lí luận văn học, Ingarden đã lưu ý đến mi liên kết ca các yếu t có trong văn bn văn hc trước tác đng cý thc người đc hướng ti nó. Có thể xem Wolfgang Iser là người cùng xu hướng đề cao tính chất cá nhân của hành động đọc giống như Roman Ingarden. Trong các công trình Người đc tin (1972), Hành đng đc (1976) và Thế gii ca s din gii (2000)(3), Iser đều cho rằng tác phẩm văn học có hai cực, (giống như Ingarden cũng cho rằng tác phẩm văn học có 2 lần ý thức) đó là cực nghệ thuật (Văn bản của tác giả) và cực thẩm mỹ (kết quả mà hành động đọc tạo nên). W. Iser xem văn bản văn học là sơ đồ tiềm năng, tác phẩm văn học là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa mã văn bản và việc giải mã văn bản của người đọc. Khái niệm người đc tin được hình thành từ những lập luận của ông về các đặc điểm của văn bản, theo đó, văn bản tiềm ẩn nhiều khả năng tạo nghĩa liên tục, các lớp kí hiệu trong đó đều có mối liên hệ với người đọc tiềm ẩn. Người đọc tiềm ẩn được tạo ra bởi chính văn bản và nó không đồng nhất với bất kì người đọc có thực nào. Văn bản luôn đóng vai trò chỉ dẫn. Dưới sự dẫn dắt của người đọc tiềm ẩn, người đọc có thực vừa chủ động vừa thụ động. Người đọc như một du khách hành trình dọc theo văn bản, mọi cảnh vật và sự kiện đều phụ thuộc vào tầm nhìn của anh ta, nhưng tầm nhìn đó lại do văn bản quy định (!).

Một trong những người đại diện cho xu hướng nhấn mạnh yếu tố tập thể của sự đọc, nhìn sự tiếp nhận văn bản văn học theo tinh thần tường giải học, là Hans Georg Gadamer, học trò xuất sắc của Martin Heidegger(4). Trong công trình triết học nghệ thuật có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của tư duy lí luận văn học,Chân lí và phương pháp (1960)(5), Gadamer viết: “Tôi muốn chỉ ra rằng sự hiểu không bao giờ là sự liên hệ chủ quan với một “đối tượng” nhất định, mà nó thuộc về lch s tác đng, có nghĩa là nó thuộc về hữu thể của cái mà chúng ta hiểu”(6). Theo Gadamer, nghĩa của một tác phẩm văn học không thể hiện trong chủ ý của tác giả. Quá trình các văn bản văn học đi từ tình thế văn hóa – lịch sử này đến tình thế văn hóa – lịch sử khác là quá trình chúng có những nghĩa mới hoàn toàn xa lạ với chủ ý của tác giả và công chúng một thời. Không có phương thức nào để chúng ta nhận thức văn bản văn học như là nó, do tính không ổn định của văn bản. Mọi sự hiểu một văn bản văn học nào đó đều là sự sáng tạo, là sự hiểu một cách khác, nó luôn tìm kiếm những khả năng mới để làm thay đổi văn bản văn học trong khuôn khổ những khả năng đó. H.G. Gadamer đã có bước đi quan trọng trong việc tạo ra khái niệm ngôn ngữ tường giải học và trong việc phê phán quan niệm ngôn ngữ của lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại. Ông đã bác bỏ quan niệm công cụ về ngôn ngữ và nhấn mạnh rằng lời nói không thuộc về chúng ta, li nói thuc v các tình hung ca hu th mà trong đó li nói hình thành và điu mun nói được to ra. Đây cũng chính là yếu tố chi phối sự đọc và hiểu văn bản văn học. Gadamer còn nhấn mạnh tính chất đối thoại giữa quá khứ và hiện tại khi người đọc giải thích một tác phẩm xa xưa, và cho rằng lúc đó tầm đón đợi của người đọc hiện tại và tầm đón đợi của người đọc quá khứ “dung hòa” với nhau, sự hiểu xẩy ra trên cơ sở đó. Vậy là không còn người din gii ch quan và nghĩa văn bn khách quan, ch còn là khi thng nht liên ch th tn ti trong cùng mt thi gian. Cùng một xu hướng học thuật với Gadamer, Hans Robert Jauss đã phát triển quan điểm của Gadamer về tường giải học, về lịch sử tác động của tác phẩm và về quá trình dung hợp của các tầm đón đợi. Đối diện với lối cảm nhận và giải thích ấn tượng của trường phái lịch sử tinh thần, H.R. Jauss diễn giải tác phẩm văn học trong hệ thống những mối liên kết có thể khách thể hóa của nhiều loại tầm đón đợi. Trong công trình Lch s văn hc như là s khiêu khích đi vi khoa hc văn hc (1970)(7), H.R. Jauss đã tập hợp những quan điểm cơ bản nhất của mình về mỹ học tiếp nhận. Vấn đề Jauss quan tâm là: Sự hiểu một văn bản văn học xảy ra như thế nào? Những người đọc thuộc các nhóm xã hội – lịch sử và các thời đại khác nhau có những kinh nghiệm như thế nào trong việc tiếp nhận văn bản? H.R. Jauss đã tổng kết những đề xuất của mình trong 3 hệ thống quan điểm về những vấn đề bức xúc của khoa học văn học:

1- Quan niệm mới về tính lịch sử của văn học

2- Quan niệm mới về tường giải học

3- Sự thống nhất trong quan niệm mới về tính lịch sử và tường giải học.

H.R. Jauss đã phê phán Chủ nghĩa thực chứng chỉ biết cúi gằm xuống đống tư liệu liên quan đến nguồn gốc và xuất xứ của tác phẩm, còn phương pháp lịch sử tinh thần thì lại chỉ gắn chặt vào dấu vết vĩnh viễn và bất biến của các tư tưởng và môtip, phương pháp mácxít chỉ lí giải mọi vấn đề từ cơ sở xã hội, còn các trường phái hình thức thì đã thoái biến người đọc thành chủ thể nhận thức một cách đơn giản.

Đến đây, chúng ta đã thấy những nỗ lực của tư duy lí luận văn học hiện đại, hậu hiện đại trong việc soi sáng thực chất mối quan hệ Tác giả – Văn bản – Người đọc.Nhưng vi vic khng đnh vai trò ca người đc, tư duy lí lun văn hc hin đi và hu hin đi vn chưa gii phóng hoàn toàn được người đc trước s kim ta ca tác gi và văn bn, chưa đ lp lun thuyết phc v năng lc quyết đnh s phn tác phm ca người đc sau khi “tác gi đã chết”. Chúng ta thấy, các nhà lí thuyết tiếp nhận, từ R. Ingarden. W. Iser, đến H.G. Gadamer, H.R. Jauss… đều có những lập luận tự mâu thuẫn về người đọc. Đúng là những nỗ lực của họ đã cho thấy sự tiến triển của tư duy lí luận văn học hiện đại, hậu hiện đại, cổ vũ cho cách tiếp cận vấn đề tác phẩm văn học dựa vào người đọc, vượt lên cách tiếp cận văn học dựa vào văn bản của chủ nghĩa hình thức và cách tiếp cận văn học chỉ dựa vào tác giả của chủ nghĩa biểu hiện. Nhưng nếu nghiên cứu kĩ, chúng ta sẽ nhận ra những mâu thuẫn trong hệ thống lí thuyết tiếp nhận. R. Ingarden và W. Iser đều nhấn mạnh đến tính chưa hoàn tất của văn bản văn học, nó sẽ tự hoàn tất trong quá trình cụ thể hóa (đọc) văn bản: Tác phẩm văn học vừa tồn tại độc lập với sự đọc, không đồng nhất với nó ở  dạng tiềm thế, lại vừa trở thành cái cụ thể qua việc đọc! Khái niệm người đọc tiềm ẩn của W. Iser, một cách gián tiếp, cho thấy những giới hạn của người đọc có thực, khi người đọc có thực chịu sự chỉ dẫn của người đọc tiềm ẩn mà cũng chính là văn bản! Do người đọc có thực phải tuân theo những chỉ dẫn của văn bản nên người đọc có thực không phải lúc nào cũng chủ động trong việc cụ thể hóa (đọc) văn bản. Như vậy, với nỗ lực ban đầu của các nhà lí luận nhằm phủ nhận tính tự trị, khép kín của văn bản, khẳng định tự do và ưu thế của người đọc trước cả tác giả và văn bản, rốt cuộc, từ những lập luận của họ về người đọc chúng ta lại thấy người đọc chỉ là kẻ phụ thuộc văn bản và tác giả, là kẻ tự do trong những ràng buộc phức tạp. Cái bóng ma của người đọc tiềm ẩn, thực chất, là hiện thân của tác giả hàm ẩn. Ý đồ xóa bỏ tác giả và chủ ý của tác giả đã không thành công khi lí thuyết tiếp nhận dựng lên những giới hạn không thể vượt thoát đối với người đọc trong quan hệ với tác giả. Ngay cả đến Umberto Eco, người đã đề xuất tính chất mở của văn bản(8)cũng phải điều chỉnh lại quan điểm của mình sau đó, khi ông nói về những giới hạn của sự mở. Cho dù Umberto Eco và các nhà lí luận văn học đã nói đến yếu tố thỏa thuận giữa chủ ý của tác giả và chủ ý của người đọc, W. Iser đã cố đề cao uy quyền của người đọc thì người ta vẫn thấy bóng dáng của tác giả chi phối người đọc thông qua cái tôi thứ hai của mình là người đọc tiềm ẩn. Vậy là vẫn còn một thiết chế nào nữa đứng sau văn bản và người đọc, nó tạo lập và nuôi dưỡng cả hai, quy định phương thức tồn tại đặc trưng của tác phẩm văn học.

Cái thiết chế đó có tên gọi là Cộng đồng diễn giải.

Khái niệm Cng đng din gii được Stanley Fish đề xuất năm 1980, trong cuốn Có mt Văn bn trong Lp này không?(Is there a Text in This Class?)(9)cho đến hôm nay đã tìm được tiếng nói chung và cả những ý kiến khác biệt trong giới nghiên cứu lí luận văn học. Với khái niệm này, Stanley Fish vừa cho thấy những vấn đề còn tồn tại trong lí thuyết tiếp nhận mà chúng tôi vừa đề cập ở phần trên, lại vừa gợi mở một cái nhìn mới về bản chất của sự diễn giải văn bản văn học. Chúng ta có thể nhận ra những giới hạn của cộng đồng diễn giải, cái thiết chế mà theo Stanley Fish, nó làm cho sự đồng nhất hay ổn định của nghĩa phụ thuộc vào sự đồng nhất và ổn định của các nhóm người đọc. Mối liên kết của nhóm người đọc này thể hiện qua việc các thành viên của nhóm đồng thời thừa nhận tính đồng nhất và ổn định của các nghĩa của văn bản. Stanley Fish quan niệm không thể tìm thấy nghĩa trong chính văn bản mà phải tìm ở trong hành động sở hữu văn bản, trong cộng đồng người đọc thực hiện hoạt động này. S. Fish viết: “Cộng đồng diễn giải chứ không phải văn bản hay người đọc tạo nên các nghĩa của văn bản”(10). Tức là các nghĩa này được hình thành với dấu ấn của một thiết chế cộng đồng. Sự tương đồng ý kiến của các thành viên trong một cộng đồng cho thấy uy thế của cộng đồng diễn giải đã tạo ra những yếu tố làm cho các thành viên của cộng đồng trong cùng một thời gian có thể đồng ý kiến. Stanley Fish đã xây dựng khái niệm Cộng đồng diễn giải trên cơ sở lí thuyết nghĩa. Xuất phát từ chỗ nghĩa không phải là của riêng của văn bản, nghĩa không do bạn đọc (cá nhân) tạo ra mà là do cộng đồng diễn giải, cái cộng đồng quy định không chỉ sách lược đọc mà còn cả sách lược diễn giải sự viết vì những mục đích của nó. Stanley Fish viết: “Sự đồng nhất và ổn định của nghĩa là nhờ sự đồng nhất và ổn định của nhóm người tạo ra nghĩa”(11). Sự diễn giải và cộng đồng đều đặt điều kiện cho nhau giống như mối quan hệ giữa paradigm và cộng đồng khoa học trong quan niệm của Thomas S. Kuhn(12). Tuy nhiên cộng đồng khoa học thì có thể độc lập vớiparadigm, nhưng trong trường hợp cộng đồng diễn giải thì không thể nói như vậy, do tính chất trừu tượng của khái niệm này. Thực ra, S. Fish đã để cho khái niệm này lơ lửng một cách có ý thức.

Tại sao Stanley Fish đề xuất khái niệm Cng đng din gii (interpretative community)? Có thể Fish muốn giải thích tại sao sự diễn giải văn bản văn học của một số người nào đó lại giống nhau và ngược lại. Có thể Stanley Fish cho rằng nếu ai đó chuẩn bị diễn giải một văn bản văn học thì người đó phải thuộc về một cộng đồng diễn giải nhất định. Những giá trị và cách đánh giá, diễn giải của một cộng đồng là những yếu tố ít nhiều chi phối sự diễn giải đã xác lập của mỗi cá nhân thuộc về cộng đồng đó. Cá nhân phải tuân thủ những chuẩn mực mà cộng đồng quen dùng để đo các giá trị. Trên thực tế, khái niệm cộng đồng diễn giải chưa thật phổ cập trong giới nghiên cứu văn học. Người ta thậm chí dễ nhầm nó với những điều mà các nhà xã hội văn học đã quan tâm từ lâu. Chúng tôi nghĩ rằng, ở đây Stanley Fish muốn nhấn mạnh đến quyền lực của Cộng đồng diễn giải, thứ quyền lực có sức mạnh tập hợp và tạo nên sự thống nhất ý kiến giữa các thành viên của cộng đồng trong việc diễn giải văn bản văn học. Ông muốn lưu ý đến tác động của thiết chế trong việc tạo nghĩa văn bản.

Chắc chắn Stanley Fish có ý thức để ngỏ mọi khả năng diễn giải về khái niệm quan trọng này. Chúng tôi cho rằng để có thể chỉ ra những giới hạn của Cộng đồng diễn giải thì trước hết chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại của nó. Tức là có một Cộng đồng diễn giải đứng sau người đọc. Mt mt, nếu cng đng đó quy đnh các phương thc din gii mà thành viên ca nó có th la chn thì điều đó có nghĩa là có những yếu tố ngoại lệ đặc trưng cho một nhóm xã hội nhất định, chúng tác động đến sự hiểu văn bản của các thành viên cộng đồng. Điều này giống như một thứ quyết định luận, gợi nhớ đến quan niệm (thô thiển) về tồn tại quyết định ý thức! Thực ra, những yếu tố xã hội của người diễn giải ảnh hưởng đến sự diễn giải văn bản văn học của anh ta là điều không có gì phải bàn cãi, vì ai cũng biết tầm đón đợi của một người đọc không ở trên trời rơi xuống. Nhưng nếu cách nghĩ này trở thành hệ hình tư duy khoa học thì sớm muộn, nhà nghiên cứu sẽ cho rằng chủ thể (người diễn giải văn bản văn học) chỉ đơn thuần là sản phẩm được quyết định trước về mặt xã hội. Nghiên cứu vấn đề người đọc theo hướng này sẽ không đi sâu được vào thực chất của nó: bởi vì ai mà chẳng là thành viên của một nhóm xã hội nào đó, thậm chí cùng một lúc là thành viên của nhiều nhóm xã hội. Nếu nhà nghiên cứu thành công trong việc mô tả các nhóm xã hội ảnh hưởng đến việc hiểu văn học của các thành viên như thế nào thì rốt cuộc anh ta sẽ chỉ thấy việc hiểu văn học của các cá nhân qua lăng kính của các nhóm xã hội. Mt khác, nếu cng đng din gii là cng đng ca nhng người din gii văn bn văn hc thì phải có cái gì đó chung cho những cá nhân cùng diễn giải giống nhau một văn bản có sẵn. Cái chung này là gì? Phải chăng đó là sự đồng thuận? Stanley Fish viết: “Sự đồng thuận không chứng minh cho sự ổn định của các sự việc, mà nó chứng tỏ cái quyền uy của một cộng đồng đã tạo ra những đối tượng để các thành viên của nó có thể nhất trí với nhau”(13). Như thế là cộng đồng diễn giải tạo ra các đối tượng đồng thời với việc tạo ra các thành viên của nó. Nếu tôi đồng ý với ai đó thì điều đó chứng tỏ chúng tôi là thành viên của một cộng đồng. Sự đồng thuận đã kết nạp chúng tôi làm thành viên của cộng đồng diễn giải và ngược lại, nếu chúng tôi không đồng ý kiến với nhau là vì chúng tôi nhìn đối tượng từ những hướng khác nhau, vậy nên chúng tôi là thành viên của những cộng đồng diễn giải khác. Với lập luận này, xem ra  quyền uy của cộng đồng diễn giải là siêu hình, nó vừa có khả năng tạo ra các đối tượng lại vừa tạo ra các thành viên? Chính lập luận này cho thấy tại sao Stanley Fish không thể khoanh vùng được các cộng đồng diễn giải, không nói được nhiều về bản chất của cộng đồng diễn giải, mặc dù Fish đã nói nhiều về cái quyền uy của nó. Đấy là chúng ta chưa nói đến vấn đề ngôn ngữ. Phải chăng, như là “ngôi nhà của Hữu thể”, (Martin Heidegger) ngôn ngữ quyết định một nền văn hóa nhất định? Nếu đúng như vậy thì đâu là những giới hạn của ngôn ngữ? Nếu không đúng như vậy thì có phải những con người nói các thứ tiếng khác nhau nhưng lại sống trong những điều kiện môi trường xã hội giống nhau thì sẽ có những diễn giải giống nhau về cùng một văn bản văn học? Liên quan đến vấn đề này, ý kiến của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo có thể gợi mở được rất nhiều điều: “Các ngôn ngữ khác nhau có thể giống nhau một cách kì lạ về những khái niệm và ý nghĩa mà nó cần phân biệt và diễn đạt. Nhưng các ngôn ngữ lại có thể khác nhau một cách kì lạ không kém về những phương tiện được dùng để truyền đạt các khái niệm và các ý nghĩa ấy”(14). Những đặc điểm của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cho thấy rằng các loại diễn giải liên quan đến những ngôn ngữ khác nhau đều đại diện cho những cộng đồng diễn giải khác nhau. Ngoài ra, từ khái niệm cộng đồng diễn giải mà Stanley Fish đề xuất, chúng ta cũng có thể hình dung về nhng cng đng din gii được to ra tht s vì mc đích din gii. Có những cộng đồng đặc biệt dành riêng cho sự diễn giải mà không phải bất kì ai cũng có thể là thành viên. Những cộng đồng này thường ra đời bên trong hệ thống thiết chế của đời sống khoa học như các viện nghiên cứu, trường học, thư viện… Ở đó, sự diễn giải luôn xẩy ra trong cộng đồng diễn giải và nghĩa của văn bản chỉ các cộng đồng diễn giải là có thể mang lại được. Stanley Fish đã có những thể nghiệm, theo đó, các sinh viên đại học theo học ở chuyên đề nào cũng thấy mình như đang tạo nên cộng đồng diễn giải, và giờ học văn có thể xem là một trong những thiết chế của đời sống khoa học. Vấn đề là những sinh viên này có còn là thành viên của cộng đồng diễn giải đó nữa không khi họ trở về nhà? Nếu họ không còn là thành viên của cộng đồng diễn giải đó khi họ quên những điều đã học, thì đó là cộng đồng diễn giải ảo. Thể nghiệm của Fish còn cho thấy các sinh viên có khả năng diễn giải danh mục tên các nhà ngôn ngữ học thành bài thơ, nếu ở lớp học, với quyền uy của mình, thầy giáo cố tình hướng dẫn họ đọc những cái tên viết trên bảng như đọc một bài thơ!

Sau những hình dung và phân tích trên đây về cộng đồng diễn giải, chúng tôi thấy đây là một vấn đề phức tạp, có thể nghiên cứu từ nhiều hướng tùy theo cách diễn giải khái niệm của nhà nghiên cứu. Chúng ta còn nhiều cách hình dung khác về cộng đồng diễn giải mà Stanley Fish đề xuất. Điều cơ bản là Fish đã nhìn quá trình hot đng ca s hiu văn bn văn hc trong cơ chế được thiết lp, nơi s th hin các ý kiến xy ra trong mi liên kết ca các ý đ và mc đích nht đnh.Điều này được chứng minh qua những cuộc tranh luận nảy lửa ở Trung-Đông Âu vào thế kỉ trước, về “tính dễ hiểu” của văn học, nhất là văn học hiện đại. Cái giáo điều tư tưởng cho rằng văn học phải là lĩnh vực ai cũng hiểu được, đã tạo nên một công chúng đọc thuần nhất và duy nhất, không chỉ ở các nước Trung-Đông Âu. Nhưng trong thực tế, quá trình phân hóa xã hội đã tạo nên những giới hạn bên trong loại cộng đồng đọc này. Lí thuyết cộng đồng diễn giải, do đó, có thể giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn bản chất phi lí của giáo điều trên đây, lưu ý chúng ta về một cơ chế đứng sau sự diễn giải văn bản văn học có khả năng chi phối cách hiểu văn học, thậm chí làm cho người ta đánh giá văn học tốt hay xấu bằng những yếu tố nằm ngoài văn học! Chính vì thế, lịch sử phê bình văn học cần phải quan tâm nhiều đến các loại cộng đồng diễn giải thay thế lẫn nhau ở một thời kì văn học, vì chúng ta sẽ không hiểu được sâu sắc những mâu thuẫn trong cách đánh giá văn học và cả những vấn đề đặt ra trong các cuộc tranh luận văn học, nếu chúng ta không nghiên cứu các cộng đồng diễn giải đã có tác động như thế nào đến những hoạt động đó.

Điều chúng tôi muốn lưu ý ở đây là, khác với quan niệm của Stanley Fish, phần lớn các cộng đồng diễn giải không tồn tại giữa bạn đọc và nhà văn, vì bạn đọc không có khả năng tìm lại tư duy sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, không thể bắt rễ vào khung khổ thiết chế mà từ đó nhà văn lên tiếng. Vậy thì chúng ta có th nói v loi cng đng din gii nào trong giao tiếp văn học? Để làm rõ điều này chúng ta cần xem xét đến bản tính tự nhiên của sự diễn giải văn học, một cách cụ thể hơn, điều gì xảy ra trong quá trình diễn giải văn bản văn học. Chúng ta có thể xem sự diễn giải là hành đng hay là một loại kết qu của hành động? Chúng tôi cho rằng, một lí thuyết diễn giải văn học cần tính đến hai hình thức quan trọng của sự diễn giải: một là sự tiếp nhn văn học, hai là sự chuyn hóavăn học. Trong hoạt động chuyển hóa, người đọc tạo ra một văn bản mới hơn so với cái văn bản diễn giải. Văn bản này mang tính phê bình, phân tích thi pháp, lịch sử, nó phản ánh những trạng thái tình cảm được xác lập trong người đọc qua việc chuyển hóa văn bản. Diễn giải văn bản là công việc riêng của người đọc, không thể thấy được kết quả diễn giải. Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận sự chuyển hóa. Có thể nói, từ tường giải học Gadamer đến xhu3 nghĩa hậu cấu trúc của R. Barthes đều cho thấy quá trình diễn giải văn bản không thể dừng lại. Sự diễn giải có những kết quả, nhưng đó là những kết quả tạm thời, giây lát, chúng đến rồi ngay lập tức đánh mất tính hiệu lực của mình. Nghĩa là không thể xem kết quả của sự diễn giải văn chương như là một cái gì đó khép kín, trọn vẹn và bất biến. Sự diễn giải văn bản văn học là quá trình các trạng thái tình cảm và những giây lát của sự giải tỏa căng thẳng luôn nối tiếp, điều chỉnh và ghi nhớ lẫn nhau. Din gii không phi là hot đng viết văn bn mà là hot đng tái to liên tc các cu trúc tình cm. Ở một khía cạnh khác, nhà lí luận văn học người Pháp, ông Paul Ricoeur, trong công trình Văn bn là gì(15), cho rằng tất cả mọi sự viết đều liên hệ với lời nói có trước, rằng mọi văn bản đều ở trong tình thế thực hiện mình trong quan hệ với ngôn ngữ, giống như lời nói. Tuy nhiên, Paul Ricoeur cũng nhấn mạnh rằng sự giải phóng văn bản ra khỏi lời nói làm đảo lộn mối quan hệ của ngôn ngữ và các chủ thể khác có liên quan, kể cả mối quan hệ giữa tác giả và người đọc. Chính sự đảo lộn này chạm đến mối quan hệ thông báo giữa ngôn ngữ và thế giới, khi văn bản chiếm chỗ lời nói. Đây là lúc xảy ra điều gì đó quan trọng: một khi văn bản chiếm chỗ lời nói thì sự thông báo vận động về hướng sự hiểu bị ngăn lại đồng thời với việc văn bản cắt đứt với sự đối thoại. Không phải văn bản không thông báo mà sự đọc như là sự diễn giải sẽ có nhiệm vụ thực hiện sự thông báo. Điều đáng nói ở đây là Paul Ricoeur đã có những lập luận hướng tới khái niệm s din gii mi xuất phát từ sự đọc. Theo ông có hai thái độ đọc: Có sự đọc làm kéo dài và gia tăng sự bấp bênh liên quan đến sự thông báo của văn bản dành cho thế giới bên ngoài và của chủ thể phát ngôn dành cho công chúng đọc. Đây là thái độ gii thích. Theo Ricoeur, có thể xem xét văn bản theo những nguyên tắc giải thích mà ngôn ngữ học đã vận dụng thành công đối với những hệ thống các kí hiệu đơn giản, giống như trong trường hợp ngôn ng đối diện với li nói. Ông cũng phê phán mô hình giải thích cấu trúc không quan tâm tới những thái độ có thể có của người đọc đối với văn bản. Theo ông, có sự khác biệt giữa giải thích và diễn giải văn bản. Đọc là sự kết nối sự biểu lộ mới với sự biểu lộ của văn bản. Sự diễn giải văn bản là kết quả cụ thể của sự kết nối này và khả năng bắt đầu lại nhờ tính chất mở của văn bản. Với khái niệm sự diễn giải mới này, Paul Ricoeur không hoàn toàn bỏ qua khái niệm sự chiếm hu mà các nhà tường giải học trước ông như Scheleimacher, Dilthey và Bultman đã nói đến. Paul Ricoeur hiểu sự chiếm hữu là sự diễn giải văn bản đến cùng, đạt đến đỉnh điểm trong sự diễn giải chính mình của một chủ thể nào đó. Bn cht ca quá trình din gii là s chiến thng cái khong cách văn hóa, s nht th hóa gia văn bn và s din gii bn thân ca người đc. Như vậy, giải thích nghĩa là chúng ta giải phóng cấu trúc, cái mối quan hệ phụ thuộc bên trong làm nên sự tĩnh tại của văn bản, còn diễn giải có nghĩa là chúng ta lựa chọn con đường suy tư để ngỏ của văn bản, lên đường về nơi mà văn bản hướng tới. Như vậy, mặc dù không trực tiếp nói ra, Paul Ricoeur cũng đề cao vai trò chỉ dẫn của văn bản văn học.

Chúng ta có thể xem những cấu trúc tình cảm như là yếu tố duy trì một cộng đồng diễn giải, nó là cơ sở để mọi thành viên của cộng đồng diễn giải có tình cảm như nhau về một văn bản văn học. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhầm lẫn, nếu chỉ nhìn cộng đồng diễn giải văn học qua việc diễn giải văn bản bằng tình cảm chung, vừa mơ hồ lại vừa dễ “lây nhiễm” nhất đó (chữ dùng của G.le Bon) của cộng đồng. Bởi vì trong phần lớn trường hợp thì diễn giải là hoạt động cô đơn, ngay cả trong trường hợp hoạt động diễn giải mang tính cộng đồng thì những cảm nghĩ của chúng ta vẫn giữ nguyên tính chất riêng tư của chúng. Theo chúng tôi, yếu tố quy phm là cái tạo nên sự liên kết của một cộng đồng diễn giải văn học chứ không phải là bản thân hoạt động diễn giải được thực hiện chung. Các quy phạm hoạt động trong cái chung này, trong kết cấu hiểu, hoặc nói theo ngôn ngữ của các nhà lí luận văn học, trong cái cu trúc – đnh trước, trong tri thc – thế gii, trong năng lc văn hc và tm đón đi, trong cng đng quy phm. Cộng đồng quy phạm không phải là nơi diễn ra hoạt động diễn giải chung của một cộng đồng, nghĩa là không phải hoạt động diễn giải là cái chung mà là cái nền tảng của những quy phạm nằm sau sự diễn giải văn bản. Đó là thứ quyền lực của sự cho  phép và nghiêm cấm, là hệ thống của những quy tắc chi phối người đọc. Chúng ta hiểu ở đây, những quy phạm không phải lúc nào cũng đáp ứng được những lợi ích của sự diễn giải văn chương đích thực. Về vấn đề này, trong một bài nghiên cứu gần đây(16), chúng tôi có viết rằng cùng với sự phát triển của khoa học văn học, đã hình thành hai hệ thống chuyển tiếp quan trọng được thiết chế hóa, đó là phê bình văn học và giảng dạy văn học trong các nhà trường hàng ngày. Hai hệ thống này chuyển tiếp những mô hình diễn giải văn bản văn học. Trong thực tế, mô hình din gii tác phm văn h nước ta cho đến hôm nay vn chu s chi phi ca mô hình phn ánh. Một số nhà phê bình, giảng dạy văn học thay vì giúp mọi người nhận ra bản chất của văn chương hay khả năng văn chương của ngôn ngữ, tiến tới chỉ ra sự vận động của tư duy nghệ thuật qua từng giai đoạn phát triển của văn học, thì trái lại, người ta chỉ quan tâm tới những yếu tố ngoài văn học qua nội dung được phản ánh, nhằm chứng minh một chân lí nào đó ở bên ngoài, theo một hệ quy chiếu có sẵn.

Còn nhiều vấn đề để ngỏ. Người ta có thể thuộc về bao nhiêu loại cộng đồng diễn giải, mỗi cộng đồng diễn giải chịu được bao nhiêu sự khác biệt ý kiến để nó không tan rã? Cần nhìn nhận thế nào về mối quan hệ giữa diễn giải chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp? Về vấn đề tính đại chúng?… Đối tượng của khoa học văn học là các văn bản văn học với tất cả sự phức tạp của nó trong quan hệ với tác giả và người đọc. Những giới hạn của cộng đồng diễn giải cũng chính là những giới hạn của khoa học văn học nói chung và lí thuyết văn học nói riêng. Đúng như Gustave le Bon đã nói rất chí lí trong cuốn Tâm lí hc đám đông rằng: Chng gì chng minh rõ hơn s mê hoc do mt nim tin chung gây ra, nhưng cũng chng gì ch ra rõ hơn nhng gii hn nhc nhã ca trí tu con người(17).

Điều quan trọng là chúng ta ý thức được về những giới hạn đó1

Hà Ni, 2008

____________

(1) Antoine Compagnon: Bn mnh ca lí thuyết. (Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch). Nxb. ĐHSP, H, 2006, tr.212.

(2) Roman Ingarden: Tác phm văn hc (Trương Đăng Dung trích dịch, Tạp chíVăn hc nước ngoài, số 3-2001). Tác phẩm này được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Ba Lan vào năm 1931.

(3) Tác phẩm Thế gii ca s din gii được Wolfgang Iser viết bằng tiếng Anh, xuất bản năm 2000 (New York, Columbia University Press). Chúng tôi nghiên cứu qua bản tiếng Hungary của Lajosi Krisztina, Nxb. Gondolat, Budapest, 2004. Trong công trình mới nhất này, Wolfgang Iser đã có cái nhìn bao quát về lịch sử của khoa học diễn giải, từ những giải thích về Kinh Thánh qua Schleiermacher với sự xác lập vòng tường giải học đầu tiên đến các đại diện lớn của tường giải học triết học là Heidegger, Gadamer, Ricoeur. Wolfgang Iser lưu ý rằng phần lớn các trào lưu diễn giải đều tập trung vào việc hiểu hiện tượng văn bản viết hoặc nói. Theo ông, khoa học diễn giải không thể đồng nhất với tường giải học, điều mà thời gian gần đây người ta vẫn cứ thể hiện. Thậm chí, tường giải học chỉ là một loại diễn giải nghiên cứu các văn bản mở ra cho sự hiểu. Nhưng khi chúng ta gặp điều gì không được viết ra, không có văn bản, ví dụ như các khái niệm văn học, Thượng đế, nhân loại, dân tộc, tôn giáo…, thì các thao tác diễn giải của chúng ta thay đổi.

(4) Martin Heidegger: Trên đường đến vi ngôn ng (Trương Đăng Dung dịch, Tạp chí Văn hc nước ngoài, số 1-1999).

(5) Hans Georg Gadamer: Chân lí và phương pháp (1960). Chúng tôi nghiên cứu công trình này qua bản dịch tiếng Hungary của Bonyhai Gábor. Nxb. Gondolat, Budapest, 1984.

(6) H.G.Gadamer: Chân lí và phương pháp (Bonyhai Gábor dịch, Nxb. Gondolat, Budapest, 1984, tr.13).

(7) Hans Robert Jauss: Lch s văn hc như là s khiêu khích đi vi khoa hc văn hc (Trương Đăng Dung dịch, Tạp chí Văn hc nước ngoài, số 1-2002).

(8) Umberto Eco trước đây đã từng viết trong Tác phm m rằng “tính chất mở là điều kiện của mọi sự thưởng thức thẩm mỹ, và tất cả mọi hình thức thưởng thức, nếu mang giá trị thẩm mĩ, đều mở”. Nhưng năm 1989 trong bài thuyết trình ở trường Đại học Harvard, ông đã lưu ý rằng tính chất mở của văn bản không có nghĩa là mọi hoạt động diễn giải đều có hiệu lực. Năm 1990 trong bài viết Nhng gii hn ca s din gii, Umberto Eco đã có sự điều chỉnh các quan điểm trước đây của ông. Eco nói đến nguy cơ diễn giải sai, hoặc diễn giải quá đáng văn bản. Để tránh nguy cơ đó, chúng ta cần phân biệt ý đ văn bn như là cái gì đó nằm trong mối quan hệ tương hỗ với ý đ tác gi và ý đ người din gii. Xin xem trong Đi tìm s tht biết cười của Umberto Eco (Vũ Ngọc Thăng dịch, Nxb. Hội Nhà văn, H, 2004).

(9) Stanley Fish: Is There a Text in This Class? Cambridge, Mass: Harvard University Press, 1980. Chúng tôi nghiên cứu qua bản dịch tiếng Hungary của Kálmán C. György, Szeged: Ictus-JATE Irodalomelméleti Csoport, 1996.

(10) Stanley Fish: Có mt Văn bn trong Lp này không? (Kálmán C. György dịch, Szeged, 1996, tr.177)

(11) Stanley Fish: Sđd. (Kálmán C. György dịch, Szeged, 1996, tr.124).

(12) Thomas S.Kuhn: Cu trúc ca nhng cuc cách mng khoa hc (Biró Dániel dịch, Nxb. Gondolat, Budapest, 1984, tr.220).

(13) Stanley Fish: Sđd, (Kálmán C. György dịch, Szeged, 1996, tr.179).

(14) Cao Xuân Hạo: Tiếng Vit Văn Vit Người Vit, Nxb. Trẻ, 2003, tr.307. Cao Xuân Hạo lưu ý đến thực chất của mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc. Ông viết: “Về vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, chân lý hình như nằm ở một vùng nào đó giữa hai thái cực: một bên là tương đối luận của Whorf, chủ trương rằng ngôn ngữ là một cái lăng kính mà qua đó người bản ngữ tri giác thế giới, và do đó quy định cách tư duy của họ về hiện thực, thành thử có thể nói rằng mỗi ngôn ngữ cầm tù cái dân tộc sử dụng nó trong một thế giới riêng; và một bên là phổ quát luận của Chomsky; chủ trương rằng mấy nghìn thứ tiếng được các cộng đồng ngôn ngữ sử dụng trên thế giới chẳng qua là những dị bản địa phương của một hệ thống ngôn ngữ duy nhất thể hiện những nguyên lí phổ quát chi phối cách khái niệm hóa thế giới của chúng ta” (tr.306).

(15) Paul Ricoeur: Văn bn là gì (Trương Đăng Dung dịch, Tạp chí Văn hc nước ngoài, số 4-2005).

(16) Xin xem Trương Đăng Dung: Trên đường đến vi tư duy lí lun văn hc hin đi. (Tạp chí Văn hc nước ngoài, số 1-2005).

(17) Gustave Le Bon: Tâm lí hc đám đông (Nguyễn Xuân Khánh dịch; Nxb. Tri thức, H, 2008, tr.213). Trong tác phẩm quan trọng này G.Le Bon đã nghiên cứu 3 vấn đề lớn là tâm hồn những đám đông; ý kiến và niềm tin của đám đông; phân loại và mô tả các loại đám đông khác nhau. Những kết luận của G.Le Bon rất đáng để cho các nhà lí luận văn học tham khảo. Chúng tôi xin trích một vài đoạn như sau: “Trong đám đông, tư tưởng, tình cảm, xúc cảm, niềm tin có một khả năng lây nhiễm mãnh liệt như khả năng của vi trùng” (tr.184) “Sự lây nhiễm mạnh đến mức nó áp đặt cho cá nhân chẳng những một số ý kiến mà còn cả một số cung cách cảm nhận. Chính sự lây nhiễm làm cho ở một thời đại nào đấy người ta đã coi khinh một tác phẩm nào đấy…” (tr.187).

Share Button