Những người trẻ tuổi đến với sân khấu phần nhiều duy chỉ có nguyện vọng là được tận hưởng cuộc sống theo một cách thức đặc biệt, được bộc lộ sức mạnh cảm xúc của họ hay sự thanh lịch trang nhã của sự xuất hiện của họ trước mắt công chúng, nói tóm lại họ là một kiểu công chúng đã trở nên năng động, không còn thỏa mãn với việc từ hàng ghế khán giả nhập thân một cách đơn giản vào những số phận xa lạ và không còn muốn có được điều đó một cách gợi cảm. Để hiểu được tâm tính của những người trẻ tuổi thì ta hãy quan sát phim ảnh của thời đại chúng ta.
Lưu trữ thẻ: Bertol Brecht (*) – Huỳnh Vân (**) dịch
Chừng nào mà Aristote (trong chương bốn của “Nghệ thuật thi ca”) nói một cách hoàn toàn chung chung về niềm vui trong việc thể hiện bằng mô phỏng và nêu ra cơ sở cho việc đó là sự học tập thì chúng ta còn cùng đi với ông. Nhưng ngay trong chương sáu ông đã lại xác định rõ ràng hơn và quy định giới hạn cho bi kịch là sự mô phỏng. Nó chỉ cần mô phỏng những hành động gây kinh hãi và xót thương, và còn một giới hạn tiếp nữa là nó phải mô phỏng nhằm mục đích gây nên nổi kinh hãi và sự xót thương. Có thể nhận thấy là sự mô phỏng những con người hành động thông qua diễn viên sẽ gây nên sự mô phỏng các diễn viên bởi khán giả; cách thức tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật là sự nhập cảm vào diễn viên và thông qua diễn viên nhập cảm vào nhân vật kịch.