Lưu trữ danh mục: Nổi bật

Về một nghệ thuật kịch phi Aristote

Chừng nào mà Aristote (trong chương bốn của “Nghệ thuật thi ca”) nói một cách hoàn toàn chung chung về niềm vui trong việc thể hiện bằng mô phỏng và nêu ra cơ sở cho việc đó là sự học tập thì chúng ta còn cùng đi với ông. Nhưng ngay trong chương sáu ông đã lại xác định rõ ràng hơn và quy định giới hạn cho bi kịch là sự mô phỏng. Nó chỉ cần mô phỏng những hành động gây kinh hãi và xót thương, và còn một giới hạn tiếp nữa là nó phải mô phỏng nhằm mục đích gây nên nổi kinh hãi và sự xót thương. Có thể nhận thấy là sự mô phỏng những con người hành động thông qua diễn viên sẽ gây nên sự mô phỏng các diễn viên bởi khán giả; cách thức tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật là sự nhập cảm vào diễn viên và thông qua diễn viên nhập cảm vào nhân vật kịch.

Về sự nhận thức tác phẩm nghệ thuật văn học (dẫn luận)

Vấn đề cơ bản mà tôi tìm kiếm câu trả lời là: Chúng ta nhận thức tác phẩm nghệ thuật văn học đã hoàn thành, được cố định bằng chữ viết (hay được tái tạo bằng các phương tiện khác, thí dụ như bằng máy ghi âm) như thế nào. Song sự nhận thức chỉ là một phương thức của sự giao tiếp của người đọc với tác phẩm văn học. Thực ra ở đây các phương thức khác không hoàn toàn bị gạt sang một bên, nhưng trước mắt, chúng cũng không được đặc biệt chú ý. Ngay cả bản thân sự “nhận thức” cũng có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau mà qua đó cũng có thể đạt được những kết quả khác nhau. Thêm nữa tính chất khác loại của những tác phẩm được đọc cũng đóng một vai trò quan trọng.

Lịch sử văn học như là sự thách thức đối với khoa học văn học

VÀI DÒNG GIỚI THIỆU: Công trình “Lịch sử văn học như là sự thách thức+} đối với khoa học văn học” là bài thuyết trình nhậm chức của Hans Robert Jauss tại Trường Đại học Konstanz năm 1967. Chủ ý của Jauss ở công trình này là phê phán các lý thuyết văn học chủ đạo của thế kỷ XX như chủ nghĩa hình thức Nga và lý luận văn học mácxit mà theo ông là xem nhẹ vai trò của người đọc, chỉ chú ý đến tác giả và tác phẩm, cũng như phê phán lối biên soạn lịch sử văn học truyền thống, chủ yếu là chủ nghĩa thực chứng, quá chú trọng đến tính khách quan lịch sử, đến nguồn gốc ra đời của tác phẩm… (xin xem thêm các bài viết của chúng tôi đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học các số 3/2009 và 3/2010).

Song đề của “mỹ học tiếp nhận”

Cách đây hai trăm, vào năm 1776, Sébastien Mercier, một nhà lý luận kịch và sân khấu hết sức quen biết đối với giới trí thức Đức lúc bấy giờ, cho xuất bản tập Luận về việc đọc sách. Trong đó ông ta nói rằng “quần chúng độc giả” vừa mới đây đã tuyên chiến với “các tác giả.”1

Đặc điểm của việc hiểu tác phẩm nghệ thuật văn học với tính cách là thi ca

Trước khi tôi chuyển sang những vấn đề về sự lĩnh hội tác phẩm nghệ thuật văn học trong toàn bộ các mối quan hệ với tất cả những lớp và bộ phận của nó, tôi phải quay trở lại một lần nữa với vấn đề về việc hiểu lớp kép ngôn ngữ của tác phẩm, bởi vì ở những tác phẩm nghệ thuật loại này, và đặc biệt ở những tác phẩm thi ca, có những vấn đề đặc thù.

Tác phẩm và lịch sử văn học

Trong tiếng Đức từ “lịch sử văn học” có ít nhất hai nghĩa 1. Một nghĩa chỉ ra rằng văn học vốn có mối quan hệ nội tại. Nó phát triển trong chiều lịch đại. Nghĩa kia của từ lưu ý đến các khái niệm mà chúng ta tạo ra cho mình từ mối quan hệ này và đến các văn bản, trong đó chúng ta nói đến nó.

Nhận xét về tiếp nhận văn học như là sự kiện lịch sử và xã hội

Trong vòng mười đến mười lăm năm qua người đọc, việc đọc và sự tiếp nhận văn học đã đạt được một vị trí chắc chắn trong các công trình nghiên cứu văn học.
Sự quan tâm mạnh mẽ như vậy đối với người đọc có thể khuyến dụ người ta đi đến kết luận rằng trước đấy người đọc chẳng có vai trò gì. Tuy nhiên đó hẳn là một sự nhầm lẫn. Việc lần tìm lại những văn bản mà ở đó cách nay năm mươi hay một trăm năm người đọc từng được nói đến đã đạt được kết quả mỹ mãn.