Cái nhìn tự sự nhiều chiều trong Truyện Kiều

Share Button

Tự sự không chỉ giản đơn là kể chuyện mà còn truyền cho người nghe, nguời đọc cảm giác được chứng kiến, được nhìn ngắm sự việc và con người, vì thế điểm nhìn tự sự có ý nghĩa rất quan trọng. Bất cứ tự sự nào cũng đều có người kể chuyện mang điểm nhìn đến cho người đọc. Truyn Kiu là một truyện thơ, một tác phẩm tự sự, thế nhưng lâu nay các nhà nghiên cứu ít bỏ công nghiên cứu đặc sắc của nó từ phương diện điểm nhìn. Nói đến tác phẩm này thì người ta tóm tắt truyện theo chương mục, so sánh thêm bớt giữa truyện Tàu và Đon trường tân thanh. Xem cách tả cảnh, tả tình, miêu tả tâm lí, khắc họa nhân vật sao cho giống, cho hệt, cách sử dụng từ ngữ khéo léo, tài tình, xem đó như là những yếu tố riêng biệt. Điều đó là cần thiết, song nghệ thuật là thế giới điểm nhìn được kể ra một cách toàn vẹn. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện cũng ít được xem xét. Đó là vì lí thuyết điểm nhìn mới có ở phương Tây trong khoảng từ những năm 20 đến 70 thế kỉ XX. Tuy nhiên tự sự học phương Tây thiên về phân tích điểm nhìn người kể và điểm nhìn nhân vật có tính kĩ thuật, nhưng cần nhìn nhận điểm nhìn trong văn bản tự sự theo một quan điểm rộng rãi hơn. Theo Thi pháp hc kết cu của Boris Uspenski thì điểm nhìn tự sự còn bao gồm điểm nhìn tư tưởng hệ, điểm nhìn không gian, thời gian, điểm nhìn tâm lí, điểm nhìn ngôn ngữ. Theo chúng tôi, cần xem xét điểm nhìn thể loại, bởi mỗi thể loại có một kiểu điểm nhìn riêng. Ví như tự sự sân khấu chỉ cho người xem nhìn thấy một phía, là phía người ngồi xem, không được xem từ phía cánh gà. Truyện phật thoại truyện giáo huấn chỉ được nhìn theo đối lập thiện ác, kẻ ác dù ác thế nào đều có thể phóng hạ đồ đao, lập địa thành phất, nhưng không thể có chuyện ngược lại. Tam quc din nghĩa cũng chỉ có chuyện trung vua nhất quán, không có điểm nhìn ngược lại. Điêu Thuyền chỉ biết hi sinh cho liên hoàn kế của Vương Tư đồ, không có mảy may suy nghĩ riêng tư.

Xét về mặt này Truyn Kiu là một tác phẩm tự sự đặc biệt, tự sự đa điểm nhìn hay điểm nhìn nhiều chiều. Mới nhìn thì có vẻ mâu thuẫn, những xem kĩ thì lại thống nhất rất tinh vi. Truyn Kiu trước hết là một tác phẩm truyện thơ Nôm, sáng tác trên cơ sở một tiểu thuyết văn xuôi chương hồi của Trung Quốc, cho nên trước hết nó mang trong mình vừa con mắt thơ của truyện thơ, vừa con mắt văn xuôi đậm chất tiểu thuyết.  Thứ hai Truyn Kiu vừa mang quan điểm đạo đức quan phương trung hiếu tiết nghĩa, vừa mang quan điểm của người dân bị chà đạp và khao khát muốn tháo cũi sổ lồng cho nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn mới lạ, sảng khoái. Thứ ba Truyn Kiu mang tư duy tu từ của lối sáng tác theo câu chữ, hình ảnh có sẵn, vừa mang tư duy có tính cá thể hiện đại tươi mới. Thứ tư, Truyn Kiu vừa tao nhã, quý phái vừa thế tục, suồng sã. Truyện Kiu vừa kết tinh tinh hoa tiếng Việt dân dã, trữ tình, vừa bao gồm tinh hoa ngữ liệu Hán với rất nhiều điển cố thơ văn cổ điển. Thứ năm Truyện Kiều vừa có quan điểm nho gia, vừa có phật gia, đạo gia. Chính nhờ có nhiều điểm nhìn trái chiều phối xen đã làm cho thế giới tác phẩm đa nghĩa, đa chiều, thẩm mĩ phong phú thỏa mãn những cách cảm thụ và diễn giải khác nhau.

  1. Theo cặp điểm nhìn thứ nhất ta thấy, Truyn Kivừa giống tiểu thuyết mà nó dùng làm lam bản, lại vừa không giống, bởi vì nó là một truyện thơ. Và vì nó là truyện thơ cho nên nó đã tích hợp cả một truyền thống thi ca rất phong phú, vừa có ở trong kho tàng thi ca Trung Quốc, vừa có trong kho tàng thi ca và ngôn ngữ Việt Nam. Mới nhìn thoáng qua, hầu như các chi tiết, sự kiện Truyện Kiu đều đã có sẵn, vay mượn từ tiểu thuyết của tác giả Trung Hoa. Nhưng nhìn kĩ, thì tất cả các sự kiện chi tiết ấy đã được nhìn từ nhãn quan thi ca. Chân dung nhân vật chính là những chân dung thi ca, khác hẳn chân dung văn xuôi của Thanh Tâm Tài nhâ Cô Kiều thì: Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Còn Kim Trọng: Tuyết in sắc ngựa câu giòn, Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời, những hình ảnh rất đẹp, không có chút gì văn xuôi và cũng không có trong nguyên tác. Cuộc gặp mặt đầu tiên, rồi phong cảnh buổi chơi xuân, nỗi buồn vẫn vơ của mối tình chớm đậu thấm vào trong cảnh. Từ đó về sau, các cảnh nhớ nhà, cảnh ngắm trăng, cảnh đi sớm, cảnh ngồi một mình, cảnh tiễn biệt, niềm vui tái ngộ, tất tật đều có hơi hướng thi ca từ trong truyền thống thơ Đường, điều mà nguyên tác không thể có được. Cái cảnh đi trốn cùng Sở Khanh cũng đầy chất thơ. Đêm thu khắc lậu canh tàn, Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương. Lối mòn cỏ lợt màu sương, Lòng quê đi một bước đường một đau. Cảnh chia tay Thúc Sinh: Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Cái nhìn trong cách xưng hô cũng rất thơ. Đối với Kiều, Kim Trọng người kể chủ yếu là xưng chàng, nàng, cách xưng hô dành cho nhân vật con nhà gia thế đồng thời rất gần gủi về mặt tâm tình. Tương ứng với cách xưng hô này là cách gọi tên Kiều một cách thân mật, mà không gọi là Thúy Kiều như trong nguyên tác. Chỉ Tam hợp đạo cô, một kẻ nắm vận mệnh Kiều, đứng rất xa nàng mới gọi nàng bằng Thúy Kiều. Cái nhìn thơ mộng này là điều mà một số nhà nghiên cứu trước đây và nhà nghiên cứu Trung Quốc chưa từng nhận thấy rõ. Nhưng Truyn Kiu không chỉ là thơ, mà còn là tiểu thuyết. Ở đây có cảnh vu oan, bắt người tra tấn, cảnh cướp phá, cảnh bán người, cảnh đánh đập bắt tiếp khách, cảnh báo ân báo oán với những chi tiết cụ thể. Có cử chỉ vờ vít của Mã, Sở, của Bạc Hạnh, cảnh đánh ghen hiểm ác. Nhưng tự sự cũng rất thơ, không hề văn xuôi, bởi vì đăng đối hô ứng, thi vị. Nó rất nhanh gọn và nhịp nhàng. Ví dụ việc Kiều nhân cha mẹ và hai em đi sinh nhật mà sang với Kim Trọng. Chỉ sáu câu mà kể đủ: Nhà lan thanh vắng một mình, Gẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay. Thì trân thức thức sẵn bày. Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường. Cách hoa sẽ dặng tiếng vàng, Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông. Hay như cảnh Kiều tự tử ở lầu xanh lần thứ nhất. Khi mụ Tú đánh đạp, Kiều liền: Thôi thì thôi có tiếc gì, Sẵn dao tay áo tức thì dở ra. Sợ gan nát ngọc liều hoa, Mụ còn trông mặt, nàng đà quá tay. Thương ôi tài sắc bậc này, Một dao oan nghiệt dút dây phong trần. Nỗi oan vỡ lỡ xa gần, Trong nhà người chật một lần như nen. Nàng thì bằn bặt giấc tiên, Mụ thì cầm cập mắt nhìn hồn bay. Chỉ có 10 dòng mà sự lí rõ ràng, kịch tính sắc nét, lại có chút hóm hỉnh, mỉa mai của văn xuôi. Ở đây cái nhìn thơ và văn xuôi đan bện trong ngôn ngữ kể chuyện chứ không phải truyện kể văn xuôi xen lẫn với thơ của các nhân vật như một phép cộng giản đơn như trong nguyên tác và các truyện truyền kì khác. Cách kể bằng thơ cũng gọn gàng , nhịp nhàng rất thú vị. Chẳng hạn cảnh Kiều thấy Kim lần đầu: Chàng Vương quen mặt ra chào, Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa. Hoặc cảnh Kim Kiều tình tự, bổng nghe người nhà về thì Vội vàng lá rụng hoa rơi, Chàng về viện sách, nàng dời lầu trang. Một lối kể chuyện gẩy gọn chỉ có trong truyện thơ của Nguyễn Du và đem lại một nghệ thuật bậc thầy khó ai sánh được.
  2. Truyn Kikể về chuyện một người phải bán mình làm nghề gái đĩ và một tướng cướp chống lại triều đình cuối cùng bị giết, nhưng cách nhìn của người kể rất đặc biệt. Hầu như mỗi sự kiện đều có song song hai điểm nhìn khác nhau. Khác với các truyện giáo huấn, truyện cổ tích, truyện diễn nghĩa con người chỉ nhìn theo một chiều theo đánh giá chính diện, phản diện theo quan điểm tác giả. Trong Truyn Kicó cái nhìn nhiều chiều. Về việc bán mình, có cái nhìn từ phía luân lí đạo đức: Làm con trước phải đến ơn sinh thành, nhưng từ góc độ cá nhân thì nổi lên sự không đành lòng: Ôi Kim lang, Hỡii Kim lang, Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây. Chuyện cậy em thay lời vừa muốn vừa không muốn: Duyên này thì giữ, vật này của chung.  Chi tiết này là của Nguyễn Du. Đối với chữ trinh khi thì Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu, khi thì Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường. Khi thì không cần trinh tiết nữa: Biết thân đến bước lạc loài, Nhị đào thà bẻ cho người tình chung. Chi tiết này cũng của Nguyễn Du, không có trong nguyên tác. Đối với việc đi tu cửa Phật, có quan điểm tin vào phép Phật nhiệm màu: Cho hay giọt nước cành dương, Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên. Nhưng từ quan điểm cá nhân thì đi tu là một sự hủy hoại tuổi xanh: Đã đem mình bỏ am mây; Đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi. Đi tu là một sự bất đắc dĩ. Đây là điểm nhìn của cô Kiều của Nguyễn Du, không có trong nguyên tác.  Khi có điều kiện Kiều liền báo ân và báo oán, nhiều kẻ chết thê thảm, khác xa lí tưởng nhà Phật vốn là giới sát. Đến cuối truyện nhà  Kiều lập am và Kiều dầu dèn chờ Giác Duyên chứ không hẳn  là tu phật, vì nàng đâu có xuất gia, nàng về danh nghĩa vẫn đang là vợ chính thức mới cưới của Kim Trọng. Như thế là đối với mỗi sự kiện đều có những cách hiểu khác nhau. Đối với Hồ Tôn Hiến lúc đầu giới thiệu rất trang trọng: Có quan Tổng độc trọng thần, nhưng liền đó lại thấy con người tráo trở: Lễ nghi dàn trước, bác đồng phục sau. Lại có cái nhìn phát hiện ra y là kẻ tầm thường: Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình. Những điểm nhìn khác nhau vẽ ra những con người lập thể, đa diện. Phức tạp hơn hết là cái nhìn đối với nhân vật Từ Hải. Theo quan điểm quan phương thì Từ là một tướng cướp, là giặc, nhưng chỉ có họ Đô là xưng Từ là giặc, còn người kể chuyện ngay từ đầu đã gọi Từ là khách biên đình, là anh hùng, cho đến khi Từ đã chết, trước mặt Hồ Tôn Hiến Kiều vẫn nói: Rằng Từ là đấng anh hùng, Dọc ngang trời đất, vẫy vùng bể khơi.  Khi khóc than chuẩn bị gieo mình xuống sông Tiền Đường Kiều đều gọi Từ là Từ Công, giống như khi trước gọi Hồ Tôn Hiến là Hồ Công. Đối với việc khuyên Từ Hải hàng, cũng có nhiều quan điểm. Khi thì gọi đó là “việc nước”, theo quan điểm quan phương, khi thì thì thấy đó là sự “giết chồng”, khi thì thấy là “có công”, khi lại thấy là có tội: Nghĩ mình công ít tội nhiều. Nhưng nghĩ kĩ thì thấy hành động của Kiều là nhẹ dạ: Nàng thì thật dạ tin người, Lễ nhiều nói ngọt, nghe lời dễ xiêu. Điểm nhìn của Nguyễn Du, không có trong nguyên tác. Đối với ông Trời, quan điểm định mệnh của Nguyễn Du là rất rõ và nhất quán, tuy vậy cũng có lúc cho rằng “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.” Trời của Nguyễn Du không đồng nhất với Thiên của nho giáo, vốn là một “thiên lí” siêu hình, mà là một kẻ biết xúc động với với hiếu tâm của Kiều, sẵn sàng nghiêm trị bọn bạc ác tinh ma. Đối với bọn Tú, Mã, Sở thì tội của chúng là do chúng tự chuốc lấy, chứ không phải tại trời. Trước đây các nhà phê bình Mác xít Việt Nam thường có thói quen duy vật là chỉ thừa nhận những tư tưởng tiến bộ của nhà văn, còn những tư tưởng lễ giáo hay định mệnh thì coi là những hạn chế. Thực ra nếu thừa nhận nhãn quan định mệnh, tư duy lễ giáo là tất yếu lịch sử thì sẽ thấy nhà thơ của chúng ta đã vượt lên trói buộc của thời đại để có những nhận thức mới phù hợp với quan điểm nhân văn.
  3. Xem chân dung Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải ai cũng thấy đó là các chân dung có sẵn đâu đó trong văn học trung đại, không mang chút cá tính cụ thể nào. Những mai cốt cách, tuyết tinh thần, Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa cười ngọc thốt đoan trang… đều là những sáo ngữ. Ngay hình ảnh được nhiều người ca tụng Rõ ràng trong ngọc trắng ngà  thì cũng là sáo ngữ, nói chung người con gái nào mà không như thế. Có thể nói đó làđim nhìn tu t hc c đin, miêu tả theo lối ước lệ có sẵn. Nhưng nếu dựa vào đó để chêTruyn Kiu thiếu cá tính, thiếu ý thức cá nhân thì lại nhầm to. Nguyễn Du có một điểm nhìn trái ngược với quan điểm tu từ ấy khi miêu tả nhân vật, đó là miêu tả nhân vật từ bên trong, từ điểm nhìn nội tại có tính cá thể cao độ. Tôi đã có nhận xét rằng, trong Truyn Kiu, con người bên trong cụ thể cảm tính hơn con người bên ngoài, lời nói bên trong cụ thể hơn lời nói bên ngoài, phong cảnh bên ngoài có xu hướng nội tâm hóa. Thế giới nội tâm củaTruyn Kiu là rất cụ thể, không lặp lại. Cảm xúc của Kiều khi gặp chàng Kim, cảm xúc khi phải bán mình, tình cảm lúc cậy em thay lời, cảm xúc khi buộc phải tiếp khách, cảm xúc khi phải chuyện trò với chàng Thúc chỉ biết hưởng thụ thân thể nàng. Toàn bộ thế giới tâm tình của nhân vật ai đã đọc đều không thể cho là ước lệ, đó là con người này, là một cá tính không lặp lại. Ở đây không còn là quan điểm tu từ của chủ nghĩa truyền thống, mà đã là quan điểm văn học theo kiểu cá nhân luận cận hiện đại. Không chỉ một mình Kiều như thế mà các nhân vật khác như Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, kể cả nhân vật Mã Giám Sinh, mụ Tú Bà cũng đều có một cuộc sống riêng bên trong cái vẻ bề ngoài khuôn sáo mà chỉ có dòng ngôn ngữ nội tâm , độc thoại nội tâm thì mới miêu tả ra được. Ngay phong cảnh, sự việc đều hiện ra qua cảm thụ của con người. Hãy nhìn kĩ cách tả cảnh trong truyện sẽ thấy cảnh không phải là tĩnh tại, được đưa ra như là có sẵn, mà là xuất hiện dần dần theo bước chân, con mắt của nhân vật. Chẳng hạn, Bước ln theo ngọn tiểu khê, Nhìn xem phong cảnh có bthanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nh cui ghnh bắc ngang. Sự vật hiện ra qua sự phỏng đoán của nhân vật, ví dụ: Bóng hồng nhác thy nẻo xa; Trông chng thấy một văn nhân; Thưa hông rậm lục đã chng xuân qua…Miêu tả hay trần thuật cái gì cũng lấy sự cảm nhận của con người làm trung tâm. Đây chính là giá trị đỉnh cao của tác phẩm về phương diện chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn trên phương diện nghệ thuật.
  4. Truyn Kiu kế thừa quan điểm chữ Thân trong Chinh ph ngâm, Cung oán ngâm, nhìn con người qua quan điểm hình nhi hạ. Nếu lấy cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII là dấu mốc chia văn học Việt Nam trung đại làm hai giai đoạn thì ta thấy từ thế kỉ XVII về trước con người trong văn học chỉ được quan tâm từ hình nhi thượng, tức là con người sống theo đạo lí, nhìn người theo đạo lí. Còn văn học từ thế kỉ XVIII trở đi lại nhìn người chủ yếu theo hình nhi hạ, tức là nhìn người theo tấm thân. Thân đây là thân thể, cái phần vật chất sẽ bị thời gian tàn phá, sẽ có thể mua bán, có thể bị giày xéo, hư nát, khổ đau. Truyn Kiu là tác phẩm tự sự theo điểm nhìn chữi Thân. Những người hiểu nhân vật qua chữ tài, sắc, chữ tình, chữ hạnh đều không hiểu gì Truyn Kiu. Những người bám vào câu “tài mệnh tương đố” cũng không hiểu được Truyn Kiu. Bởi Truyn Kiu là tác phẩm kể về một Tấm thân quằn quại vũng lầy, Thân lươn bao quản lấm đầu, kể nỗi đau của Tấm lòng trinh bạch từ nay cũng chừa. Xót thân chìm nổi đau lòng hợp tan. Truyn Kiu là sự phát triển sâu sắc nhất của dòng văn học chữ Thân trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII. Nguyễn Du đã nâng tư tưởng tài mệnh tương đố lên thân mệnh tương đố rất sâu sắc.
  5. Truyn Kiu cũng tự sự theo quan điểm chữ Tâm. Chữ Tâm khiến nàng thương khóc Đạm Tiên, nể lời Kim Trọng, chữ Tâm khiến nàng bán mình chuộc cha, cậy em thay lời, chữ Tâm khiến nàng chịu nhẫn nhục, không buông thả theo lối tà dâm, khiến nàng khuyên Từ Hải hàng, lại chết theo Từ Hải. Trong truyện của Thanh Tâm tài nhân thì khi hầu rượu Hồ Tôn Hiến, Kiều liếc mắt đưa tình, lung lạc hắn, khác với Kiều Nguyễn Du. Nhìn theo chữ Tâm để kết truyện có thể nó Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Từ điểm này nhìn lại đoạn tả chị em Thúy Kiều, nhất là Kiều: Thông minh vn sn tính trời, Pha ngh thi hoạ đ mùi ca ngâm, Cung thương làu bc ngũ âm, Ngh riêng ăn đt hồ cầm một trương, Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân, Phong lưu rất mực hồng quần thì thấy điểm nhìn lời kể có phần tung hô, quảng cáo theo lối cy tài, th tài  thái quá, tương phản với câu Có tài mà cy chi tài sau này. Đó là phục bút để cho người nhẹ dạ tưởng Nguyễn Du chỉ ca ngợi tài Kiều, mà không thấy nhà thơ đã dung lời lẽ khác thường. Nhưng cái cảnh xem tài đàn là cái lầm người bấy nay thì thật khó hiểu. Cái tài bị ghét một cách oan uổng lại là điểm nhìn mâu thuẫn về thế giới quan thật.
  6. Truyn Kiu là truyện kể vừa tao nhã, quý phái vừa là thế tục, vừa nhã vừa tục. Nói quý phái tao nhã khi miêu tả nhân vât với những đường nét cao sang như mai cốt cách, tuyết tinh thần, Kiều xuất hiện khi nào cũng có mùi hương quyến rũ, một điều mà nguyên tác không có. Trang phục nhân vật, hoàn cảnh xung quanh đều sang trọng, như Giải là hương lộn, bình gương bóng lồng, Một vùng như thể cây quỳnh cành dao, thật là tao nhã quý phái rất mực. Theo nguyên tác Trung Hoa thì gia đình họ Vương chỉ là viên ngoại, thường thường bực trung, Kiều không phải là tiểu thư khuê các, không có a hoàn theo hầu, nhưng nếu miêu tả theo quan điểm đó thì tác phẩm thiếu đi cái đẹp sang trọng tao nhã, không hợp với cái gu quý tộc vốn có của tác giả Nguyễn Du. Nhưng mặt khác Truyn Kiu nguyên là sản phẩm của dòng tiểu thuyết ra đời trên nền tảng thị hiếu thị dân, phong khí thế tục rất thịnh, kể những chuyện đời thường, có trộm ngọc cắp hương, có yếu tố sắc dục, có tình tiết mưu lừa, các kế sách mua gái nhà lành, lừa ép tiếp khách, đánh úp kẻ xin hàng. Nguyễn Du rõ ràng đã tước bỏ đi rất nhiều các mưu mẹo lọc lừa,các chi tiết gây hấp dẫn, nhưng tính chất thông tục của cuốn truyện vẫn không thay đổi. Bởi vẫn còn chuyện bán mình chuộc cha, bị lừa bán cho lầu xanh, bị đánh ghen, lại vào lầu xanh lần hai, làm vợ tướng giặc, bị ép gả cho thổ tù , nhục nhã phải gieo mình tự tận. Đó là một số phận đời thường mà ai cũng hiểu được, ai cũng quan tâm. Những khi nhục nhã ê chề, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần, Kiều không còn gì là sang trọng, quý phái nữa, mà chỉ còn là con người đau khổ nhục nhã nói chung, đại diện cho bao thân phận phụ nữ  bị dập vùi. Đó là truyện thông tục, bình dân, ai cũng hiểu. Đặc biệt Truyn Kiu tự sự từ chữ Thân, tức là thân thể, cái phần đau đớn, dễ bị mua bán, hành hạ, hủy hoại của kiếp người, cái phần sung sướng và đâu khổ. Trong dòng văn hc ch Thân của Việt Nam nảy sinh từ thế kỉ XVIII với Chinh ph ngâm, Cung oán ngâm, Truyn Kiu đã đi xa nhất, thể hiện một cái thân phổ quát nhất,  do đó tác phẩm vừa là văn học đại chúng vừa là văn học tinh hoa cao cấp.
  7. Gắn với tính chất cao nhã Truyn Kiu có một hệ thống ngôn ngữ chi tiết rất đẹp, với những thềm hoa, lệ hoa, trướng gấm. buồng thêu, tiếng vàng, giọt ngọc, con người thì mặt hoa, ngọc thốt, nhạc vàng, hài văn, đầy tính trang sức rất cao quý,  tao nhã. Cũng với đó là các diển cố cầu lam, chương đài, chim xanh, Trang Chu mộng bướm, Đỗ Quyên khóc máu, hồn mai, giấc hòe, kim mã ngọc đường, tác phẩm như một đồ vật quý khảm vàng bạc châu ngọc rất quý giá. Nhưng mặt khác Truyn Kidày đặc những lời kể rất Việt Nam. Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai. Người yêu ta xấu với người, Yêu nhau mà lại bằng mười phụ nhau, đọc lên hết sức gần gủi. Đặc biệt ngôn ngữ nhân vật trong truyện đều có tính chất cá thể hóa cao độ. Lời kể, lời tả, đều rất dung dị, thiết tha, đau đớn, thấm vào gan ruột người đọc.

Truyn Kiu là một tác phẩm tự sự đa chiều, nhiều giọng, nhiều điểm nhìn. Một mặt là những điểm nhìn có sẵn của truyền thống tự sự trung đại. Đó là điểm nhìn tu từ học, điểm nhìn tiểu thuyết chương hồi, điểm nhìn lễ giáo, quan phương. Nhưng mặt khác Nguyễn Du đã đem vào những điểm nhìn mới lạ, điểm nhìn thi ca, điểm nhìn cá nhân, cá thể thế tục của nhân vật, điểm nhìn nhân văn, diểm nhìn thân thể, điểm nhìn nội tâm, điểm nhìn tao nhã và điểm nhìn thông tục đời thường. Các điểm nhìn mới đó đã làm mới câu chuyện, làm mới hình thức và nội dung tác phẩm, biến một tác phẩm thường thường bậc trung thành một kiêt tác tầm cỡ thế giới.

Nguồn: https://trandinhsu.wordpress.com/

 

Share Button