Lưu trữ danh mục: Thư viện văn học

Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu – bản toàn văn

Từ nhiều thập niên vừa qua của thế kỷ 20, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của nhiều quan điểm lý thuyết khác nhau về văn học và nghiên cứu văn học, xuất phát từ những lĩnh vực khác nhau của ngành khoa học này, trong đó có những quan điểm lý thuyết về việc nghiên cứu tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học là một lý thuyết xuất hiện vào những năm 60-70 của thế kỷ trước và được xem như là thành tựu của sự vận động của một quá trình mà trong đó lý luận văn học nhận thức được và xây dựng thành lý thuyết, thành hướng nghiên cứu về một bộ phận hữu cơ của tiến trình văn học, một bộ phận mà lý luận văn học trước đó chưa thực sự chú ý đến một cách đúng mức, đó là người đọc, là sự tiếp nhận tác phẩm của người đọc. Lý thuyết tiếp nhận do vậy là sự phản ứng đối với mỹ học sản xuất, mỹ học mô tả, những mỹ học căn bản tập trung tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, hai thành tố hữu cơ khác của đời sống văn học.

Lịch sử tiếp nhận tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu-tt

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguy n Đình Chiểu có một vị trí trọng yếu, là lá cờ đầu củ văn học yêu nước ch ng Pháp thế kỷ XIX, không chỉ của Nam Bộ mà của cả nước. Sáng tác củ ông đ tạo được sự quan tâm, yêu thích của công chúng bình dân ở Nam Bộ, trở thành đ i tượng của các nhà nghiên cứu, phê bình trên cả nước qu các gi i đoạn lịch sử là một hiện tượng đặc biệt cần lý giải thấu đáo.

Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu- Kết luận

Từ góc nhìn tiếp nhận, vận dụng phương pháp lịch sử chức năng, chuyên luận đã nghiên cứu lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu ở Việt Nam theo những giai đoạn, thời gian, không gian, hoàn cảnh môi trường tiếp nhận khác nhau để thấy rõ những thay đổi của việc tiếp nhận cả trên hai bình diện: tiếp nhận trong nghiên cứu phê bình và tiếp nhận trong sáng tác nghệ thuật.