- Sự biến đổi của lễ hội trong những năm gần đây
– Biến đổi về không gian di tích và lễ hội
Theo những tư liệu mà chúng tôi ghi nhận được, đền Kỳ Cùng đã được trùng tu, nâng cấp qua các lần sau: Theo văn bia chùa Thành (1796) một di tích cổ nằm đối diện với đền Kỳ Cùng ghi chép: … “xây lại hai gian đền Kỳ Cùng, lợp ngói, tôn cao đền theo kiểu mới”. Đến cuối thế kỉ XVIII đền Kỳ Cùng đã được trùng tu với quy mô lớn. Lần trùng tu kế tiếp vào năm 1928, do ông Trần Xuân Vinh, cửu phẩm bách hộ, đứng ra hưng công. Đến năm 1932 đền được dựng bia ghi lại quá trình xây dựng, tôn tạo đền và tên tuổi những người có công đóng góp. Trong những năm chiến tranh, năm 1967 đền bị bom Mỹ phá hoại chỉ còn xót lại hai gác mái xiêu đổ. Đến 1979 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới những phần còn lại của di tích hầu như bị phá hủy chỉ còn lại mặt bằng.
Ngày 7 tháng 6 năm 1989, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ra quyết định 182/UB-QĐ cho phép tu tạo lại đền Kỳ Cùng tại địa điểm cũ theo kiểu dáng quy mô như cũ và khôi phục lễ hội truyền thống do hòa thương Thích Xuân Lôi – trụ trì chùa Thành cùng một số cụ cao tuổi địa phương điều hành (kinh phí chủ yếu do vận động nhân dân trong và ngoài tỉnh – khoảng 600 triệu). Từ đó đến nay đền tiếp tục được củng cố và xây mới thêm những công trình khác như; tam quan, mở rộng sân đền, xây mới sân bàn cờ, sơn quét vôi ve, đắp câu đối, các họa tiết trang trí như rồng, cá, hoa… mua sắm thêm các kiệu, hoành phi, cửa võng… trồng nhiều loại hoa cây cảnh tạo. Hiện nay, tổng thể không gian của đền ước tính khoảng khoảng 1500m2. Đền kiến trúc theo kiểu hình chữ Đinh (chuôi vồ). Đền không được làm nghinh môn, nghinh môn ở đây được gắn liền với không gian chính gồm 3 cửa xây vòm cuốn với 2 trụ xây gạch vuông bờ gờ soi, phía trên được đắp nối các hồi văn, mặt bên ngoài các cột đắp nổi hai đôi câu đối.
Như vậy, xét về mặt không gian di tích và lễ hội, đền Kỳ Cùng hiện nay chỉ mở rộng về quy mô, diện tích chứ không thay đổi vị trí so với vị trí nguyên thủy ban đầu (như trong mô tả của truyện kể dân gian và thần tích). Đây là một điểm rất thú vị, bởi sau rất nhiều biến thiên của lịch sử, biến đổi của thời gian và cả địa chất, rất nhiều di tích, đặc biệt là các di tích có nguồn gốc gắn với tục thờ thủy thần đều biến đổi về mặt vị trí. Sở dĩ đền Kỳ Cùng vẫn giữ được vị trí như hiện tại, theo chúng tôi là do nguyên nhân: thoạt kỳ thủy, đền Kỳ Cùng là một đền thờ thủy thần, nằm sát bờ sông Kỳ Cùng. Những đền thờ thủy thần bao giờ cũng có một điểm chung là nằm ở các ngã ba sông hoặc các vị trí phù hợp với chức năng trấn thủy. Tại điểm đền Kỳ Cùng hiện tại là một khúc ngoặt của sông Kỳ Cùng, có ghềnh đá nhô ra. Có lẽ đây là nguyên nhân chính khiến cho dòng sông Kỳ Cùng qua đoạn này không bị xói lở, biến đổi dòng chảy.
– Biến đổi về đối tượng thờ cúng – sự hỗn dung tín ngưỡng
Theo những tư liệu mà chúng tôi ghi nhận được, đền Kỳ Cùng đã được trùng tu, nâng cấp qua các lần sau: Theo văn bia chùa Thành (1796) một di tích cổ nằm đối diện với đền Kỳ Cùng ghi chép: … “xây lại hai gian đền Kỳ Cùng, lợp ngói, tôn cao đền theo kiểu mới”. Đến cuối thế kỉ XVIII đền Kỳ Cùng đã được trùng tu với quy mô lớn. Lần trùng tu kế tiếp vào năm 1928, do ông Trần Xuân Vinh, cửu phẩm bách hộ, đứng ra hưng công. Đến năm 1932 đền được dựng bia ghi lại quá trình xây dựng, tôn tạo đền và tên tuổi những người có công đóng góp. Trong những năm chiến tranh, năm 1967 đền bị bom Mỹ phá hoại chỉ còn xót lại hai gác mái xiêu đổ. Đến 1979 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới những phần còn lại của di tích hầu như bị phá hủy chỉ còn lại mặt bằng.
Ngày 7 tháng 6 năm 1989, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ra quyết định 182/UB-QĐ cho phép tu tạo lại đền Kỳ Cùng tại địa điểm cũ theo kiểu dáng quy mô như cũ và khôi phục lễ hội truyền thống do hòa thương Thích Xuân Lôi – trụ trì chùa Thành cùng một số cụ cao tuổi địa phương điều hành (kinh phí chủ yếu do vận động nhân dân trong và ngoài tỉnh – khoảng 600 triệu). Từ đó đến nay đền tiếp tục được củng cố và xây mới thêm những công trình khác như; tam quan, mở rộng sân đền, xây mới sân bàn cờ, sơn quét vôi ve, đắp câu đối, các họa tiết trang trí như rồng, cá, hoa… mua sắm thêm các kiệu, hoành phi, cửa võng… trồng nhiều loại hoa cây cảnh tạo. Hiện nay, tổng thể không gian của đền ước tính khoảng khoảng 1500m2. Đền kiến trúc theo kiểu hình chữ Đinh (chuôi vồ). Đền không được làm nghinh môn, nghinh môn ở đây được gắn liền với không gian chính gồm 3 cửa xây vòm cuốn với 2 trụ xây gạch vuông bờ gờ soi, phía trên được đắp nối các hồi văn, mặt bên ngoài các cột đắp nổi hai đôi câu đối.
Như vậy, xét về mặt không gian di tích và lễ hội, đền Kỳ Cùng hiện nay chỉ mở rộng về quy mô, diện tích chứ không thay đổi vị trí so với vị trí nguyên thủy ban đầu (như trong mô tả của truyện kể dân gian và thần tích). Đây là một điểm rất thú vị, bởi sau rất nhiều biến thiên của lịch sử, biến đổi của thời gian và cả địa chất, rất nhiều di tích, đặc biệt là các di tích có nguồn gốc gắn với tục thờ thủy thần đều biến đổi về mặt vị trí. Sở dĩ đền Kỳ Cùng vẫn giữ được vị trí như hiện tại, theo chúng tôi là do nguyên nhân: thoạt kỳ thủy, đền Kỳ Cùng là một đền thờ thủy thần, nằm sát bờ sông Kỳ Cùng. Những đền thờ thủy thần bao giờ cũng có một điểm chung là nằm ở các ngã ba sông hoặc các vị trí phù hợp với chức năng trấn thủy. Tại điểm đền Kỳ Cùng hiện tại là một khúc ngoặt của sông Kỳ Cùng, có ghềnh đá nhô ra. Có lẽ đây là nguyên nhân chính khiến cho dòng sông Kỳ Cùng qua đoạn này không bị xói lở, biến đổi dòng chảy.
– Sự biến đổi về các lễ thức, trò diễn trong lễ hội
Như chúng tôi đã xác định ban đầu, đối tượng thờ cúng đầu tiên tại đền Kỳ Cùng là thủy thần (Ông Dài, Ông Cộc). Phỏng vấn một số cụ cao tuổi tại địa phương, chúng tôi được biết: trước đây đền để thờ cúng thần sông mong Ngài che chở giúp đỡ, không gây hại cho dân lành (tư duy của cư dân vùng thung lũng làm nông nghiệp liên quan đến nguồn nước). Vì linh ứng như vậy nên nhân dân đã lập một miếu nhỏ mái lợp cỏ để thờ cúng và trở thành chốn linh thiêng kì lạ đối với nhân dân trong vùng và thập phương.
Sự phối thờ tại điện đền Kỳ Cùng hôm nay còn là sự hỗn dung tín ngưỡng giữa thờ thần tự nhiên và Đạo giáo, Đạo mẫu và cả Phật giáo. Tại đền Kỳ Cùng hiện nay, ngoài thờ hai con Giao long, Quan lớn Tuần Tranh còn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, Phật bà Quan Âm, Ngũ vị Tôn Ông, Cô Đệ Nhất, Vương Cô Đệ Nhị, Chầu Năm, Ngũ Dinh, Cử trùng thiên, thổ thần và thờ ông Hoàng Mười, thờ vua cha Ngọc Hoàng, nam Tào Bắc Đẩu, Tam tòa thánh Mẫu (Mẫu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải). Nhìn vào thần điện, có thể thấy cách bố trí theo lối âm – dương cặp đôi, hài hòa, cân đối. Đây cũng là một đặc điểm trong tư duy tín ngưỡng của người Việt.Nếu việc thờ đôi rắn thần (Ông Dài, Ông Cộc) và Quan lớn Tuần Tranh là do quá trình lịch sử hóa, văn bản hóa truyển thuyết, dẫn đến các vị thần tự nhiên được nhập vào các nhân vật lịch sử có công với cộng đồng như chúng tôi đã trình bày ở phần trước thì việc thờ Đức Thánh Trần lại bắt nguồn từ mối liên hệ giữa Quan lớn Tuần Tranh và Trần Hưng Đạo. Theo Trần Xuân Sinh trong cuốn Thuyết Trần thì Quan lớn Tuần Tranh chính là con trai trưởng của Trần Hưng Đạo, tức Hưng Võ Vương Trần Quốc Nghiễn, ông từng lãnh trách nhiệm tuần phòng vùng sông nước Lục Đầu và Ninh Giang [6]. Nói cách khác. sự hỗn dung giữa tín ngưỡng thờ tự nhiên và thờ các nhân vật anh hùng là kết quả của xu hướng nhân hóa và lịch sử hóa và địa phương hóa; đây cũng là việc giải thích nguồn gốc thần, nguồn gốc sự phụng thờ và hình tượng đặc biệt của thần. Một vị thần của cư dân làm nông nghiệp gắn với yếu tố nước vùng thung lũng rẻo cao. Những truyền thuyết về vị thần sông Kỳ Cùng (Ông Cộc, Ông Dài) cho đến sự hóa thân của Quan Tuần Tranh là sự bồi đắp của thời gian, lich sử hóa nhân vật huyền thoại, làm chỗ dựa tinh thần vào một đấng tối cao che chở trước hiện tượng thiên nhiên tác động.
Như một sự tất yếu, sự hỗn dung tín ngưỡng như chúng tôi đã nói ở trên sẽ dân đến những biến đổi về lễ thức trong lễ hội. Nói đúng hơn, những lễ thức phải biến đổi theo để phù hợp với những đối tượng thờ cúng mới được dung nạp.
Trong những năm gần đây các nghi thức diễn ra trong lễ hội truyền thống đền Kỳ Cùng đã được khôi phục lại đúng trình tự quy cách của lễ hội tổ chức trước kia. Tuy ở đây không có lễ Mộc dục với những nghi thức như các di tích lễ hội khác nhưng ở đền có một lễ gọi là lễ Bao sái thường được tổ chức từ 25 tháng Chạp năm trước: Ban Quản lý đền cử ra một cụ có uy tín, đức độ làm lễ cầu cúng xin phép các vị thánh thần sau đó dùng khăn và nước sạch lau rửa bụi bẩn bám cho các tượng, ngai, bài vị thờ, nhang án và các bức cửa võng, các đồ thờ bằng đồng được đánh rửa bằng chanh, dấm. Đến 20 tháng Giêng Ban quản lý lại cử một người lau chùi lại một lần nữa để chuẩn bị cho lễ hội chính của đền.
Ban tế của đền trước đây là Ban tế nam gồm những cụ rất cao tuổi là những người đã tham gia và chứng kiến nhưng nghi thức tế lễ và hội của di tích nhưng những năm gần đây được thay thế bằng Ban tế nữ của đền, một số cụ ở ban tế cũ tham gia với vai trò cố vấn, chỉ đạo. Trong lễ hội Ban tế sẽ thực hiện hai lần tế: lần đầu vào sáng ngày 22 tháng Giêng (âm lịch) gọi là tế khai hội và lần cuối là chiều ngày 27 tháng Giêng (âm lịch) gọi là tế tạ – hai buổi tế này cơ bản thực hiện nghi thức giống nhau chỉ khác phần nội dung chúc văn. Trong thời gian trước và trong lễ hội diễn ra các thành viên trong ban tế đều phải tuân thủ những quy định kiêng kị: phải ăn chay, giữ mình thanh tịnh, không làm điều thái quá. Lễ vật trong buổi tế gồm những sản vật mang đậm nét văn hóa ẩm thực của xứ Lạng: lợn quay cả con, mâm xôi, gà luộc, rượu, hương, bánh dầy, khẩu sli, bánh khảo, chè lam…
Một lễ thức mới xuất hiện những năm gần đây là việc từ ngày 18 tháng giêng, các bộ kiệu bát cống và kiệu võng mang ra lau chùi và lắp đặt theo từng bộ. Các bộ cờ quạt như cờ tổ quốc, cờ thần, cờ lệnh, cờ lá chuối, đuôi nheo… được cắm xung quanh đền.
Trong những năm gần đây với sự khởi sắc về kinh tế, văn hóa đời sống nhân dân xứ Lạng có nhiều thay đổi, lễ hội đền Kỳ Cùng cũng có những nét thay đổi về các hoạt động trò diễn như: Các trò chơi dân gian như múa sư tử, múa rồng, tổ chức thi cờ tướng, cờ người, thi kéo co, bày mâm ngũ quả được khôi phục. Đặc biệt là sự xuất hiện của đoàn quan họ mời từ Bắc Ninh lên và đoàn nghệ thuật dân tộc của Lạng Sơn biểu diễn trong lễ hội. Ngoài ra, sự xuất hiện của học sinh các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố Lạng Sơn vào trong các hoạt động trò diễn đã làm cho lễ hội Kỳ Cùng vừa mang tính truyền thống nhưng cũng có dáng dấp và sự thâm nhập của những yếu tố hiện đại.
Nếu như trước đây, lễ hội truyền thống thường diễn ra trong thời gian một phiên chợ (từ ngày 22 tháng Giêng đến 27 tháng Giêng) thì trong những năm trở lại đây lễ hội được tổ chức quy mô to hơn với nhiều nghi thức và tiết mục bổ sung nên nghi thức tế tạ chuyển sang sáng ngày 28.
Bên cạnh những yếu tố mới được bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh và điêu kiện mới thì một số tiết mục hiện nay đã không còn như: chọi chim, đẩy gậy, hát giao duyên Sli, Lượn…
Và cùng với sự hỗn dung tín ngưỡng, nghi thức hầu đồng tại khu thờ Ngũ vị Tôn ông đã xuất hiện và thu hút được sự quan tâm của quần chúng nhân dân. Nghi thức hầu đồng xuất hiện tại các đền thờ Mẫu không có gì lạ, song điều đáng nói ở đây là tính tự phát của nghi thức này tại đền Kỳ Cùng. Trao đổi với Ban quản lý khu di tích và cán bộ Sở văn hóa thì, chúng tôi được biết, các cơ quan chức năng ở đây không có văn bản nào chỉ đạo hay công nhận nghi thức này, nhưng cũng không có văn bản nào chính thức cấm đoán.
Như vậy, các lễ thức và trò diễn của lễ hội cũng nẩy sinh cho phù hợp với các đối tượng thờ tự. Các trò diễn như chúng tôi vừa kể trên có mối quan hệ hữu cơ với các đối tượng khác như vật phẩm cúng tế, các sự tích của những vị thần được thờ. Các yếu tố như âm nhạc, vũ đạo, lời ca, hay những làn điệu dân ca, các tiết mục đồng diễn, múa lân sư rồng hòa quyện vào nhau trong không gian văn hóa tâm linh của lễ hội. Đây cũng là đặc điểm mang tính nguyên hợp, một đặc trưng mang tính loại hình của văn hóa dân gian. Rõ ràng, lễ hội Kỳ Cùng nói riêng và lễ hội truyền thống nói chung là “một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể”[6], hội tụ nhiều yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Tại đây, người dân không chỉ là người thụ hưởng văn hóa mà còn là chủ thể sáng tạo văn hóa.