Tiện ích


Thống kê truy cập

Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kì Mường

Tác giả: Đặng Thái Thuyên - Cập nhật: 06/12/2016

ĐỀ TÀI HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ MƯỜNG

Đặng Thái Thuyên

 

Hôn nhân là vấn đề gia đình, vấn đề xã hội, được các thể loại văn học dân gian cổ truyền, nhất là thề loại truyện cổ tích thần kỳ quan tâm, lí giải. Nghiên cứu vấn đề này góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thực tại và phôn-clo là vấn đề thuộc bộ phận lí luận phôn-clo. Mặt khác nghiên cứu vấn đề này còn góp phần làm rõ hơn quan niệm của nhân dân về mối quan hộ nhân sinh, về gia đình, xã hội - mặt bản sắc văn hóa quan trọng của một cộng đồng trên những khu vực cư trú nhất định. Dân tộc Mường, ngoài sử thi Đẻ đất đẻ nựớc, còn có một kho tàng văn học dân gian với nhiều thể loại; trong đó có thể loại cổ tích thần kỳ chiếm vị trí quan trọng. Trong phạm vi tư liệu sưu tầm đã công bố (tin là chưa đầy đủ) chúng tôi tìm hiểu vấn đề hôn nhân với mục đích, trước tiên, thấy được những yếu tố  thẩm mĩ của truyện cổ tích thần kỳ Mường, qua đó, để hiểu truyện cổ tích Việt và truyện cổ tích các dân tộc anh em khác đầy đủ hơn. Sau đó, góp phần tìm hiểu nội dung hiện thực và ý nghĩa thẩm mĩ của truyện cổ tích thần kì nói chung

Truyện cổ tích thần kỳ là thể loại phát triền sớm. Đặc biệt, thể loại này nở rộ lúc công xã thị tộc trên đường tan rã, gia đình tư hữu hình thành và phát triển. Đề tài hôn nhân, do vậy, là phổ biến và được quan tâm, lý giải như là mối quan hệ chính yếu của gia đình tư hữu trong thề loại cổ tích thần kỳ. Thực tế này ứng với truyện cổ tích thần kì của nhiều nước.

Do phạm vi vấn đề của truyện cổ tích thần kỳ, nên nhân vật của nó phổ biến là người vợ hoặc người chồng, những trẻ mồ côi, những con riêng, người em út... Những nhân vật này được mô tả trong mối quan hệ cụ thể, đặc biệt là quan hệ hôn nhân. Xem xét vấn đề, theo lịch sử trên cơ sở việc phân dạng cốt truyện, việc khai thác chi tiết, mô-típ có thể tiếp cận bản chất vấn đề.

Theo nguyên tắc và phương pháp đó, chúng tôi nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ Mường theo những vấn đề sau:

I.     Hôn nhân trong những dạng truyện đầu

Trong truyện cổ tích thần kì nói chung, có dạng truyện mô tả những quan hệ hôn nhân cùng huyết tộc. Dạng truyện này Cao Huy Đỉnh trong cuốn “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam” coi đó là những dạng truyện đầu tiên (tr. 56). Khảo sát dạng truyện này của các dân tộc anh em khác có ý nghĩa bồ sung và làm rõ hơn truyện của dân tộc Mường [1]. Ở truyện Việt, dạng này có thể thấy những mối quan hệ hôn nhân như sau :                                                                                                        

—     Hôn nhân mẹ con [2].

—     Hôn nhân anh em ruột.

—     Hôn nhân vợ nhiều chồng.

Đối chiếu với các truyện của Mèo, Thái, Vân Kiều (đã được sưu tầm công bố) cũng thấy có những quan hệ hôn nhân như trên (trừ quan hệ mẹ con).

            Trong truyện cồ Mường [3] (trên tư liệu hiện có) bắt gặp 2 mối quan hệ hôn nhân được mô tả là:

a) Hôn nhân huyết tộc (đôi con dì).

b) Hôn nhân vợ nhiều chồng.

Truyện “Cụ vách và ốc sên” [4] tiêu biểu của loại a, có kết cấu như sau : 

—    Sinh đẻ thần kì : hai chị em ăn sung đẻ ra 2 vật là cụ vách và ốc sên.

—      Dân làng sợ quái phải bỏ vào núi ở.

—      Hai vật bỏ lốt lẩy nhau cùng làm ăn và trồng bàu sinh sống.

—      Thấy có bàu, dân làng yên tâm trở về.                                  

Truyện khai triển hai mối quan hệ:

1.     Quan hệ hôn nhân anh em đôi con dì.

2.     Quan hệ vợ chồng với dân làng

Ở quan hệ 1, đôi con dì cũng là quan hệ huyết tộc (tuy xa hơn anh em ruột). Quan hệ này được mô tả thế nào?

Trước khi là người, họ mang lốt vật. Lốt vật như là cớ được chấp nhận đề tiến hành hôn nhân. Cái lốt trong ý nghĩa lễ thức nguyên thủy được truyện sử dụng đề giảm bớt quan hệ thân tộc trong hôn nhân.                                                                                                  

Ở quan hệ 2:                                             

— Thấy người sinh ra vật, dân làng bỏ đi là ấn tượng về điềm gở liên quan tới cộng đồng. Điều này nằm trong ý thức sâu xa về các “điềm” trong tín ngưỡng cổ xưa được dung hợp với hiện tượng “rời làng” - Hiện tượng dễ thấy trong canh tác của cư dân vùng đồi núi trước đây.

- Khi thấy bàu sinh trái to do đôi vợ chồng cụ vách — ốc sên trồng thu được, thì dân làng kéo về. Quả bàu ở đây là biểu tượng yên ổn, phồn thịnh hiện diện trong truyện như một “điềm lành” nên có sức cảm hóa, lôi kéo. Biểu tượng qủa bàu, chắc chắn liên hệ sâu xa với nền văn minh cổ xưa của các cư dân Đông Nam Á.

Kết cấu truyện không hướng tới giải thích sự vật (kiều những truyện: Trầu cau, Vọng phu, Sao hôm sao mai,... của Việt) như những truyện cùng dạng của một số dân tộc khác. Ta có thề đoán truyện xuất hiện vào thời kỳ những truyện cùng dạng. Tuy nhiên, qua một vài biểu tượng và mô-típ của nó, ta có thể khẳng định: đây là hồi ức xa xưa về một hình thức hôn nhân cổ.                                                                                                   

Loại B: Hôn nhân vợ nhiều chồng.

Truyện “Sự tích hòn nục” như là dị bản “Sự tích ông đầu rau” của Việt (hoặc ngược lại) (chưa thấy dạng trụyện này trong các sách sưu tầm truyện cổ các dân tộc).

Sự giống nhau về cả dạng lẫn kết cấu bắt nguồn từ tín ngưỡng chung thờ thần bếp, tín ngưỡng thần lửa và tục đốt xác có từ xa xưa của cộng đồng Mường - Việt. Cứ liệu này gợi khả năng tìm hiều nét văn hóa cội nguồn có thể thực hiện qua nghiên cứu “Cái bếp” trong sinh hoạt gia đình của hai dân tộc Mường và Việt.                                   

Trong “Sự tích hòn nục” ta thấy những dấu vết có ý nghĩa dân tộc học đã được sử dụng để hư cấu cốt truyện. Ta thấy hồi ức hôn nhân vợ nhiều chồng trong hôn nhân đối ngẫu (hoặc trước cả  hôn nhân đối ngẫu [5]) được sáng tạo để phù hợp với quan hệ hôn nhân trong hình thức gia đình mới.

Điềm tạo không khí bi kịch là sự vô tình trong hành động đốt đống rơm của người vợ. Thái độ “vô tình”, hành vi “nhầm lẫn” là dấu hiệu kiến lập sự cân bằng giữa đạo lí mới (không chấp nhận vợ có hai chồng) với quan niệm cũ (vợ chồng chung). Đây là dấu hiệu biệt dạng trong hư cấu dạng truvện của tất cả các dân tộc.

Tóm lại, tuy tư liệu dạng truyện ít, nhưng qua mấy truyện nêu trên vẫn hé cho ta thấy, dân tộc Mường cũng như các dân tộc anh em khác — trong di sản phôn-clo cổ xưa — đã có một dạng truyên mang hồi ức về những quan hệ hôn nhân có trước quan hệ hôn nhân  một vợ một chồng. Nhưng hồi ức ở đây không phải như nghĩa chữ là sự nhớ lại, khôi phục lại mà là sự thu hút tàn tích vào khả năng hư cấu với mục đích thầm mĩ khi xem xét quan hệ vợ chồng trong gia đình tư hữu lúc manh nha. Những m-tip dạng truyện này đã dược sử thi Đẻ đất đẻ nước sử đụng trở thành những cứ liệu có tính chất huyền thoại về sự phát triển cộng đồng Mường. Đó là cuộc hôn nhân giữa Lang Cun Cần với. em gái là Vạ Hai Kíp đã được sử thi miêu tả như hành vi loạn luân, nhưng vẫn có sự đồng tình của thần thánh (Chàng Săm, Ả Sét); thậm chí còn có cả sự đặt bày của thần.

Đầu tháng phải xuống ăn với lợn

Lui tháng phải uống nước với gà

Phải làm như vậy luôn ba năm, bảy tháng.

Phải chăng, truyện cổ tích thần kỳ Mường đã là nguồn thi liệu hấp dẫn của sử thi.

2. Hôn trong những quan hệ xung đột thực tại

 

Dạng truyện đầu chưa có xung đột hôn nhân hiểu theo nghĩa là sự đối đầu giữa các thế lực. Sự xung đột có chăng, mới bộc lộ trong tính cách ghen tuông, nghi ngờ. Hôn nhân trong dạng truyện đó là mục đích của sự lí giải vấn đề.

Gia đình tư hữu phát triền, hôn nhân lứa đôi ngày càng củng cố. Nó gắn bó khăng khít với gia đình tư hữu và quan hệ xã hội mới. Nhân dân khi nhìn rõ số phận các thành viên gia đình, đồng thời cũng thấy rõ thực chất các mối quan hệ củạ nó không chỉ trong phạm vi gia đình. Quan hệ hôn nhân, do vậy, cũng không vượt ra ngoài quan hệ gia đình tư hữụ, và xã hội đã có sự phấn chia giai cấp sâu sắc. Do đó, hôn nhân đã được nhân dân xét đoán theo quan điềm xã hội, quan điềm giai cấp. Hôn nhân không được xem xét như cấu trúc cơ bản của gia đình tư hữu nữa, nó được xem xét như là vấn đề lí tưởng về gia đình và xã hội. Vì vậy, các dạng truyện cổ tích thần kỳ tiếp theo dạng đầu của dân tộc Mường (cũng như của các dân tộc khác) đã lí giải đề tài này theo những thực trạng của quan hệ hồn nhân như. sau :

1. Sự tranh đoạt.

Dạng truyện mô tả sự tranh đoạt có hai loại nhân vật được xác định:

a — Quái vật hay kẻ quyền thế.                                                       

b — Chàng trai, cô gái trong quan hệ yêu đương.

Loại nhân vật a.                                      

Quái vật: diều hâu trong “Xông nền, Mái lúa”, ma khú, quỷ trong "Hoàng tử Dím". “Nàng Ả voi”, mụ Dạ há trong “Chàng Bồng chêng” là những qụái vật. Những quái vật này kẻ thì cướp vợ, kẻ thì tranh chồng. Chúng là biểu tượng của những thế lực mạnh, ác, đối thủ của các dũng sĩ trong sử thi đã chuyển nhập vào truyện cồ tích thần kì. Tiền thân của dạng truyện trên là những truyện dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp - theo Cao Huy Đỉnh - là những truvện phổ biến ở Đông Nam Á. Đáng lưu ý là quái vật trong sử thi tranh người đẹp, còn quái vật trong truyện Mường — phổ biến hơn — tranh chồng. Ma khú, quỷ, mụ Dạ há trong các truyện trên xuất hiện như những yêu tinh cái sống trong rừng sâu, tài biến hóa, thích thịt người/ thích chiếm lĩnh những chàng trai trẻ đẹp làm "bạn đời". Trong truyện cổ của các cư dân miền núi có loại quái vật kiều này. Chúng đồng nhất với nữ thần rừng lúc chế độ phụ hệ đã hoàn toàn xác lập Chúng đã mất dần trong kho tàng truyện cổ Việt, nhưng ấn tượng về những mụ yêu tinh trong rừng sâu, tóc xõa, răng dài, mắt đỏ vẫn còn đậm trong kí ức người Việt.

Kẻ quyền thế : Trong cổ tích thần kỳ Mường cỏ hai loại :

—    Lang đạo.

—    Mụ dì ghẻ, người chị, trai làng.

Lang đạo là tầng lớp thống trị trong cộng đồng Mường cỏ uy thế tuyệt đối và độc ác. Lang Cun Cần trong sử thi Đẻ đãt đẻ nước vừa là biểu tượng sức phát trỉền của cộng đồng Mường, vừa là biểu tượng của tầng lớp thống trị Mường. Lợi dụng quyền uy của mình. Lang Cun Cần thấy người yêu của Khán Đồng là Nàng Sông Đớn đẹp muốn cướp lấy. Cun Cần lập mưu bẳt Khán Đồng tìm nộp rùa vàng. Khăn Đồng bắt rùa trong hang bị hang đá ngậm lại, sau nhờ bụt giải thoát. Mô-típ bắt rùa trong hang trong Đẻ đất đẻ nước đã phát triền từ truyện cổ “Piêng và Vuôn”. Nhưng ở truyện cỗ “Piêng và Vuôn”, kẻ bị hang đá ngậm rồi biến thành đá là Lang và bố vợ Piêng. Rõ ràng thái độ xử trí với kẻ thống trị trong truyện cồ mạnh mẽ hơn

Nhũng thủ đoạn tranh đoạt của lang ở dạng truyện này là:

-        Mưu đổi gia tài (chảng Khấm).

-        Cướp bắt (Chàng Pặng mo, Nàng vỏ trứng)

-         Giết hại đối thủ (Lấy vợ tiên).

Những thủ đoạn này phản ánh tính thâm độc và tàn ác của lang. Trong phạm vi đề tài hôn nhân của truyện cổ, nhân dân lao dộng Mường xưa đã thể hiện thái độ phản ứng mạnh mẽ chế độ lang đạo.

Ngoài Lang, còn có những nhân vật như mụ dì ghẻ (Chàng Bông chèng), người chị, trai làng (Chàng Ẻ Tâng). Loại trai làng tranh cô gái xuất hiện sớm trong truyện cổ. Trong thời kỳ hôn nhân đối ngẫu với thực trạng tập thể con trai cướp con gái (Theo Ăng-ghen thì, khi cướp được họ đều có quyền lợi ân ái) [8] còn vết tích ở truyện cổ Mường (Chàng Ẻ Tâng) là kí ức đã mang vẻ xa mờ. Mụ dì ghẻ, những người chị trong cổ tích Mường có dáng dấp như những nhân vật trong dạng truyện Tấm Cám. “Lấy chồng dê” của Việt (các dân tộc anh em khác cũng có nhiều dạng truyện này). Những nhân vật đó là bỉều tượng phân hóa trọng gia đình tư hữu; chúng được đồng nghĩa với thế lực gian tà và trở thành đối thủ của nhân vật lý tưởng.

i-

Loại nhân vật b

Đó là nhân vật mồ côi hay đũng sĩ. Họ gặp các cô gái đẹp không phải sự sắp đặt gia đình mà là ngẫu nhiên. Khấm (chàng Khấm) không giết cu lì, cù lì tức thành lấy con gái út Đạo on. Chàng thợ săn đẹp trai, lại làm ăn giỏi được nàng Ả voi yêu (Nàng Ả voi). Pặng mo gặp Niềng, cảm vì sắc đẹp, cùng làm việc chung rồi yêu nhau (Chàng Pặng mo và Nàng Niềng). Chàng mồ côi tắm trần gặp tiên gá nghĩa (Lấy vợ tiên). Hai anh em cầu có được vợ (Nàng vỏ trứng).        

Ở truyện dũng sĩ, dũng sĩ phải dùng sức diệt quái vật, thì ở truyện mồ côi, mồ côi giành được người đẹp nhờ sự hỗ trợ thần kì hoặc do may mắn. Dạng truyện này hướng tới những thành viên thấp kém, thiệt thòi, trong gia đình tư hữu và lí tưởng hóa họ. Đó cũng là xu thế phản ứng lại quyền lợi và địa vị không bình đẳng trong gia đình của nhân dân, xu thế khôi phục lí tưởng dân chủ thời thị tộc nguyên thủy. Đồng thời thông qua lí tưởng hóa các nhân vật đó, trong phạm vi quan hệ hôn nhân, nhân dân đã khẳng dịnh và bảo vệ hồn nhân lứa đối. Như vậy, bằng cảm quan của mình, xu thế lý tưởng hỏa một quan hệ thực tại (quan hệ vợ chồng) trong gia đình tư hữu, cũng là xu thế tư tưởng của truyện cổ. Tuy nhiên, chế độ quyền trưởng xâm nhập cả vào hôn nhân trong gia đình tư hữu; đồng bào Mường, trong sáng tạo truyện cổ tích thần kỳ, đã có cách dung hòa của mình. Trong truyện “Nàng vỏ trứng”, người đẹp dành cho người anh là hợp đạo lí (người em chấp nhận một cách tự giác giống như truyện Trầu cau của Việt). Nhưng sau đó, người con gái (vợ người anh) đã biến giọt nước thành người con gái đẹp như mình và tác thành cho em chồng/ Kiều truyện này có thể là dị bản xa xôi của “Trầu cau”,  hoặc là kiểu truyện này không còn trong kí ức của người Việt. Hoặc là, Tấm Cám và Thạch Sanh của Việt (cùng dạng trên) đã có quá trình sáng tạo và định hình thành nhưng truyện tiêu biểu tới mức làm mờ đi các truyện khác chăng! Căn cứ vào tư liệu hiện hành, dù sao, dạng truyện này của Mường cũng phong phú hơn Việt.

Điều đáng lưu ý khi khảo sát dạng truyện này của Mường là những mô típ như: Hang đá ngậm người, trai gái gặp nhau ở tư thế khỏa thân, săn bắt rùa vàng là những mô-típ mang bản sắc văn hóa cộng đồng Mường - Việt, được chuyền nhận vào sử thi Đẻ đất đẻ nước.

2. Sự thử thách

Nhân vật trong quan hệ vợ chồng là người hoặc thần nhân do sinh đẻ thần kì, hay mang lốt. Về sinh đẻ thần kỳ: Trong truyện cô tích thần kì, những mô-típ sinh đẻ thần kỳ có nguồn gốc từ quan niệm xa xưa về khả năng thụ thai không có vai trò người đàn ông; quan niệm người và vật có cảm ứng tự nhiên; hay khả năng thự thai thì bình thường nhưng có thẻ đẻ ra quái vật; khả năng chửa đẻ ở nhiều bộ phận cơ thề [9]... Có nhiều mô-típ sính đẻ thần kì trong truyện cổ. Riêng ở truyện cổ Mường, mô-típ cô gái thụ thai do uống nước (Chàng Khọ, Nàng Ả voi) giống mô-típ Sọ Dừa (Theo Phan Đăng Nhật, truyện Sọ Dừa gốc của dân tộc Chàm). Gống với truyện của nhiều dân tộc, sinh đẻ thần kỳ là báo hiệu con người kiệt xuất về phẩm hạnh và tài năng xuất hiện, truyện Chàng Khọ, Nàng Ả voi của Mường thể hiện ý nghĩa đó. Trên tư liệu hiện hành, nhìn chung, mô-típ này ít, không phong phú như sử thi. Điều đáng chú ý là, thông thường con trai xuất hiện do sinh đẻ thần kì, nhưng ở truyện Mường, con gái xuất hiện (Nàng Ả voi). Sự thử thách trong sinh đẻ thần kì đầu tiên là thụ thai thần kì. Cô gái uống nước giếng do mình đào có mang (Chàng Khọ), cô gái lấy cái pan múc nước uống trong vũng chân voi có mang (Nàng Ả voi). Các cô phải chịu «điều tiếng », thậm chí phải sống đơn độc đến già vì cả làng tẩy chay. Các cô chỉ còn niềm an ủi khi thấy con mình ngày càng tài giỏi. Đạo đức phong kiến đã thâm nhập vào ý thức nhân dân, nên, không như thần thoại, sử thi, truyện cổ tích thần kì đã xây dựng hình tượng người mẹ nhận vào «nỗi oan» như vậy.

Người mang lốt

Truyện cồ tích thần kỳ dặc biệt phong phú mô típ này. Cái lốt liên quan tới nghi thức hóa trang trong thực hành thần thoại, hay diễn xướng sử thi, du nhập vào truyện cổ tích thần kì đã không còn ý nghĩa dân tộc học đó nữa. Những lốt trong truyện cổ Mường xấu xí, quái đản, lạ lẫm. Thí dụ lốt trái cây (Sự tích con cóc), Lốt vật (chàng IChọ), lốt con vật (Mó nước ẩm). Kiểu truyện với mô-típ người mang lốt có ý nghĩa tranh đoạt nhiều hơn là thử thảch. Thử thách ở đây chủ yếu là sự khẳng định tư cách con người trong hình thức vật, con vật. Về mặt này, cái lốt là thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá con người cửa nhân dân khác hẳn cách nhìn nhận, đánh giá của giai cấp thống trị. Trong quan hệ hôn nhân, cái lốt là thử thách ghê gớm những người tình khi muốn sống như đồng loại và bảo vệ tình yêu chính đáng của mình.

Sự thử thách trong hôn nhân, theo đúng nghĩa của nó, tiêu biểu phải là dạng truyện về tình yêu tự nhiên đi tới hôn nhân trong những truyện cồ tích thần kì. Truyện cổ Mường đã mô tả những trường hợp sau.                             '                     '

Trước tiê là sự gặp gỡ trai gái với lí do:

-        Do sức người vun vén, xây dựng: cô gái trồng bàu, một quả,- bàu biến thành chàng trai và yêu cô gái (Sự tích con cóc).                                                    ;

-        Cảm thông vì nhan sắc phẩm hạnh : Con thứ tám vua Thủy yêu Nàng út Mường Chẹ (Mớ nước ấm).

-        Xúc động vì ân tình, phẩm hạnh: một trong hai người nhận ân huệ, trả nghĩa người kia bằng kết hôn (Leo và Li, Ẻ Tẳng, Chàng Khọ).

Sau đó, thử thách đặt ra:

-        Về thời gian: Độ dài chịu đựng là thử thách gian nan về  phương diện tình cảm. Trong truyện Mó nước ấm” con vua Thủy phải chờ 10 năm mới được bỏ lốt chung sống. Truyện của các dân tộc Tây Nguyên, và các dân tộc khác cũng có thử thách đó (khá nhiều truyện kề trường hợp vì nóng ruột mà hỏng việc phải làm lại). Thử thách đó liên quan tới tục kiêng kị, hoặc ý niệm nguyên thủy về sinh trưởng của sự vật (con số trong kiêng kị còn là những ẩn số; đặc biệt tục kiêng kị của trẻ sơ sinh với thời gian định ước nghiêm nhặt phải cỏ cơ sở từ lễ thức xa xưa cho đến nay còn khó hiều).

-        Về điều kiện.                                                                                                          ;

Những điều kiện đặt ra trong truyện Mường như sau:

+ Đồ thách cưới hiếm, quí: thách tim gan thú và cá hiếm (Nàng Sao Ả Sáng). Truyện Chàng Khọ cỏ hẳn bài ca thách cưới.

+ Khả năng lao động: Liền lúc làm nhiều việc (Chàng Khọ).

+ Khả năng nhận biết: Nhận ra điều không được biết trước. Thí dụ Ẻ Tắng (Chàng Ẻ Táng) phải nhận ra đúng con đường vợ làm và mâm cơm vợ nấu mới được chung sống.

—  Về tình huống: Đôi trai gái lâm vào tình huống khốc liệt đòi hỏi tự xử trí. Leo Và Li (Truyện Leo và Li) yêu nhau. Lang bắt Leo đi lính. Hai người trốn chạy vào rừng, Lang đốt rừng. Cả hai chịu chết cháy.

Ở thời đại nào cũng vậy, thử thách là giai đoạn cần thiết để tiến hành hôn nhân. Mô tả giai đoạn này trong hình ảnh, sự việc cụ, thề, truyện cổ tích thần kỳ đã phản ánh một thực tại. Giống như những chặng hay sự kiện trong thực tại khác, nó được kỳ ảo hóa: Tình cảm thủy chung trong quan hệ vợ chồng ở truyện cổ tích thần kì đã tạo được những hình tượng có sức sống vĩnh hằng. Phương thức kì ảo hóa vẫn sử dụng những tập tục, nghi lễ cổ. Những mô-tip thuộc yếu tố trên trong truyện cồ tích thần kì Mường, được sử thi Đẻ đất đẻ nước nhào nặn lại trong việc mô tả Cun Cần lấy vợ, sinh con. Đồng thời có những mô-tip hiện diện cả trong cổ tích và truyền thuyết Việt.

2.  Sự chênh lệch gia cảnh.

— Một biến thái dạng truyện.

Trong kh0  tàng truyện cổ tích thần kì Mường có một dạng truyện theo mô hình kết cấu khái quát như sau :

Đôi trai gái yêu nhau — rẽ duyên — kết thúc (chết — biến hóa; hoặc chung sống hạnh phúc).

Biến thái xảy ra ở từng phần. Phần đầu có hai trường hợp : một là đôi trai gái cùng cảnh yêu nhau (Leo và Li); hai là chàng trai nghèo yêu cô gái con nhà giàu hoặc con lang (Piêng và Vuôn,  Đố bay ghét chúng tao, Sự tích ống sáo ôi). Ờ trường hợp một, tình yêu tự nhiên không có chênh lệch gia cảnh. Ở trường hợp hai, có chênh lệch gia cảnh.

Phần giữa : Có hai thế lực tác động rẽ duyên, Thế lực là bọn quyền thế (Leo và Li). Thế lực là bố mẹ cô gái (Piêng và Vuôn, Đố bay ghét chúng tao, Sự tích ổng sáo ôi).

Phần kết: cỏ hai khả năng diễn ra. Một là đôi trai gái được phù trợ sống hạnh phúc. (Piêng và Vuôn). Hai là đôi trai gái bị bức hại .(Những truyện còn lại).

Xu hướng tiếp cận bi kịch.

Sự biến thái nêu trên có xu hướng khai thác xung đột về gia cảnh và lên án bố mẹ — thế lực rẽ duyên; đồng thời có xu hướng khái thác bi kịch hôn nhân qua việc khắc họa cái chết thê thảm của đôi trai gái. Sự biến thái theo xu hướng đó định hình dần thành cốt truyện chỉ có thể có lúc sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, lúc ý thức hệ phong kiến gặp sự phản ứng mạnh mẽ của cá tính tự do.

Dạng truyện này không thấy có (hoặc là chưa thấy) trong cổ tích thần kì Việt. Truyện Trương Chi không thể xếp vào dạng truyện này; mặc dù kết thúc đôi trai gái đều chết. Trong sử thi Đẻ đất đẻ nước, ý thức đẳng cấp chi phối quan hệ hôn nhân rõ. Cun Cần lấy Ả gái nuôi (con nhà lao động) thì con gái cùa Ả phải chịu phận đàn em, kém cỏi. Nhưng như thế cũng chưa có xung đột gia cảnh trong quan hệ hôn nhân.

Phải chăng, khi dạng truyện này xuất hiện phổ biến thì truyện cổ tích thần kì có xu hướng cáo chung. Và dấu hiệu này có cả trong kho tàng cồ tích của Thái và Mèo. Nhưng chưa hẳn đã cố sự rút lui lặng lẽ; hàng loạt truyện thơ xuất hiện với đề tài hôn nhân đã khai thác tích cực nguyên liệụ và cốt truyện của dạng truyện đó, tạo nên| không khí thê thảm, phẫn uất một thời. Đó ỉà những truyện thơ Út Lót — Hồ Liêu, Nàng Nga — Hai Mối, Nàng Ờm— Chàng Bồng Hương... Và đó cũng là những trường hợp của truyện thơ Mèo, Thái và xa hơn là của Chàm. Nhưng thề loại truyện thơ đâu còn là phôn-clo đích thực? Dù sao thi dạng truyện trên đã ỉàm tròn “sứ mệrnh lịch sử” của nó vang bóng của “một thời văn học” vậy.

Mấy nhận xét từ việc khảo sát dề tài trên trong truyện cổ tích thần kì Mường:

-        Sự phản ánh thực tại của truyện cồ dân gian luôn luôn gắn với sự phát triền lịch sử của nó. Nhân dân - tác giả của truyện cổ- đã nhân danh chân lí, nhân danh quyền lợi của người lao động mà phản ánh. Từ đó, ta bắt gặp hai thái độ rõ ràng đối với thực tại 1hoặc là khẳng định, hoặc là phủ định.                                             

-        Trong quá trình nhận thức, mô tả thực tại, truyện cổ luôn| bám vào truyền thống văn hóa - tinh thần do cộng đồng tộc người cụ thề, do các cộng đồng láng giềng đã tạo ra. Tuy bám vào truyềp thống, nhưng vẫn xuất phát từ nhu cầu và lợi ích thẩm mĩ thực tế. Những mô-típ, chi tiết trong truyện cổ hoàn toàn không huyền hoặc [10]; tuy nhiên, khi nó hiện diện trong truyện cổ, thì ý nghĩa dân tộc học- của nố đã mờ nhạt, bỏi nó phải phù hợp với những dự cảm lãng mạn của nhân dân. Nhờ vậy, mà những hình tượng trong truyện cồ dân gian là những hình tượng thẩm mĩ đầy sức mạnh của quan niệm.

-        Truyện cồ tích thần kì Mường đã cung cấp nguyên liệu cho tập sử thi lớn Đẻ đãt đẻ nước, và tiếp tay cho thề loại truyện thơ văn học.                                  

-        Có thề tìm thấy mối quan hệ Mường — Việt trong trụyện cồ dân gian trên cơ sở đi sâu vào những yếu tổ văn hóa chung vạ những yếu tố văn hóa không ngừng tương tác diễn ra trong lịch sử.

(Tạp chí Văn học 9-10/1983)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.       Thuật ngữ dân tộc (nation) quen dùng; ở đây được hiểu như là tộc người (ethnique).

2.       Chúng tôi có sưu tầm được một truyện ở vùng Nam Ninh, Hải Hậu (Hả                    Nam Ninh) mô tả quan hệ tính giao mẹ con do nhầm lẫn.

3. Truyện cổ Mựờng do Hoàng Anh Nhân, Vương Anh, Bùi Thiện sưu tầm, biên soạn. Nxb Văn hóa dân tộc;  H. 1978. Những tư liệu trong bài dựa chủ yếu vào cuốn sách trên.

4. Cụ vách : một loại sâu màu xanh, có gại, to bằng ngón tay. Thườmg sống ở cây dáy, cây cà gai. Chú thích của sách tr. 72.

5. Cỏ nhà sử học dùng thuật ngữ  “văn minh bầu bí” để chỉ giai đoạn của "văn minh lúa nước" ở Đông nam Á.

- 6. Đẻ đất đẻ nước — Sử thi dân tộc Mường, đo Vương Anh,. Hoảng Anh Nhân sưu tầm, biên soạn, chú thích. Ty văn hóa Thanh Hóa - Tiểu ban văn nghệ dân gian 1975.

7. Tham khảo “Dũng sĩ diệt dại bàng cứu người đẹp» trong một sổ truyện cồ Đông nam Á. Tạp chí yỗn học, 1963, sổ 6.

8. Tham khảo «Nguồn gổc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước» của F. Ẫng“ghen, Nxb Sự thật' H 1961.

9. Tham khảo “Mô-típ sinh đẻ thần kì trong  Phôn-clo và thực tể (Tiếng Ngáa, Mockva, 1976).

10. B.A Pờ-rôp: Phon-coọ và thực tẽ ỉ Nxb Khoa học; M; 1976. II

 

 

 

Cập nhật: 06/12/2016 - Lượt xem: 2

Bài cùng chuyên mục