tiểu thuyết
truyện ngắn
thơ
lý luận phê bình văn học
những bài báo
điện ảnh, âm nhạc và
hội họa
truyện dân gian Việt Nam
và Thế giới
tư liệu sáng tác
tìm kiếm
Khách thăm: 3074811
22.02.2010
Tư liệu
Mao Đài tửu - Tư liệu tổng hợp

Rượu Mao Đài


(chữ Hán (phồn thể và giản thể): 茅台酒, bính âm: Máotái jiǔ, phiên âm Hán - Việt: Mao Đài tửu) là một nhãn hiệu rượu trắng (bạch tửu) của Trung Quốc. Mao Đài là tên gọi của một thị trấn gần Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu, nơi có truyền thống sản xuất loại rượu này và sau này trở thành tên gọi của rượu.


Rượu Mao Đài là rượu trưng cất từ cao lương lên men. Rượu này có đặc trưng là trong vắt, không màu, có mùi thơm đặc trưng và có độ cồn cao (truyền thống là 65%, song gần đây có nhiều loại Mao Đài chỉ từ 35 đến 47%).


Rượu Mao Đài có lịch sử trên 300 năm, bắt đầu từ đầu đời Thanh. Danh tiếng của nó bắt đầu vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc khi Chu Ân Lai dùng nó để chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia khác của thế giới.


Mao Đài - Quốc tửu của người Trung Hoa


Năm 1945, Chủ tịch Mao Trạch Đông, người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản và Hồng quân Trung Quốc (TQ), từ căn cứ địa Diên An bay tới  Trùng Khánh, nơi đặt đại bản doanh của Quốc dân đảng, để gặp Tưởng Giới Thạch, Ủy viên trưởng, người đứng đầu Chính phủ Trung Hoa Dân quốc (Quốc dân đảng). Mục đích của chuyến gặp thượng đỉnh là nhằm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất, cùng nhau chống lại sự xâm lược của phát xít Nhật, xây dựng nước TQ mới.


Sau những buổi thảo luận gay go, cuối cùng hai bên đã ký “Hiệp định song thập” (10/10/1945), xác lập sự hợp tác Quốc - Cộng. Trong buổi tiệc chào mừng sự ra đời của bản Hiệp định, đồng thời tiễn Mao Trạch Đông quay trở về Diên An, Tưởng Giới Thạch đã dùng rượu Mao Đài, loại rượu được coi là Quốc tửu của người Trung Hoa, để chiêu đãi Mao Trạch Đông. 


Câu chuyện trên chỉ là một trong vô số những chuyện có liên quan tới rượu Mao Đài, một trong những loại rượu cổ truyền ngon nhất, nhưng cũng bí ẩn nhất của TQ, được người dân Trung Hoa gọi là “quốc gia chi bảo”, hay Quốc tửu.


Rượu Mao Đài chính hiệu được làm ra tại trấn Mao Đài. Đây là một thị trấn nhỏ nằm  trong khe núi Dục Đế bên bờ sông Xích Thủy (còn được người dân địa phương gọi là sông Mỹ Tửu), cách trung tâm huyện Nhân Hoài (tỉnh Quý Châu) 13 km về phía tây bắc. Do điều kiện địa lý đặc biệt nên thời tiết của thị trấn quanh năm oi ả, không một luồng gió thổi. Bất kỳ du khách nào tới đây cũng đều có cảm giác như thấy cả không gian được bao phủ bởi mùi  men rượu nồng nàn bốc ra từ những cái nồi lớn đang chưng cất rượu. Mỗi người dân trấn Mao Đài đều sẽ nói với du khách rằng cái “tiểu khí hậu” của trấn Mao Đài là “độc nhất vô nhị” trên đời. Vì thế nếu rời trấn Mao Đài thì sẽ không bao giờ nấu được loại rượu Mao Đài đích thực.


Theo như sử sách còn ghi, thì vào đời nhà Đường (618-907) tại TQ đã xuất hiện nhiều loại rượu ngon, trong đó có rượu Hạnh Hoa được làm ra từ thôn Hạnh Hoa (huyện Phần Dương, tỉnh Sơn Tây). Rượu Hạnh Hoa đã được Đỗ Mục, một thi nhân đương thời  làm rạng danh trong hai câu thơ nổi tiếng: Tá vấn tửu gia hà xứ hữu
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.


Tạm dịch: Hỏi thăm quán rượu nào ngon nhất. Mục đồng chỉ đến Hạnh Hoa thôn.


Trong thôn Hạnh Hoa có một thương nhân họ Giả rất sành rượu và rất mê rượu Hạnh Hoa. Mỗi lần đi buôn xa ông ta đều mang theo vài vò rượu Hạnh Hoa để uống, vì cho rằng không loại rượu nào sánh được.


Lần đó họ Giả tới trấn Mao Đài thì gặp phải trời mưa liên tiếp mấy ngày liền, khiến đường bị tắc nghẽn, không về được, ngày ngày uống rượu tiêu sầu, chờ trời nắng ráo. Hôm ấy, mấy vò rượu Hạnh Hoa mang theo đã uống hết, họ Giả đành phải lần đến một tửu quán trong trấn để tìm rượu uống. Người chủ quán đã mang ra nhiều loại rượu khác nhau, nhưng họ Giả chỉ nhấm qua rồi lắc đầu, đòi đổi loại khác.


Thấy ông khách là người vùng khác, nhưng lại tỏ ra rất sành rượu và nho nhã, chủ quán sau hồi  lâu đắn đo đã đem tới một bình nhỏ, men màu trắng ngà, miệng trám kín và nói: “Đây là loại rượu đặc biệt được nấu bằng thứ nguyên liệu chỉ vùng này mới có. Khi nấu xong lại được hạ thổ qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông để điều hòa khí vận âm dương, chỉ những người dân tại trấn này mới được dùng. Nay thấy quý khách tuy là người phương xa tới, nhưng rất sành về rượu, nên tôi mạn phép tổ tiên, mời quý khách nếm thử”.


Họ Giả cám ơn, rồi thận trọng rót ra một chén. Vừa đưa lên miệng chưa kịp uống thì đã thấy hương thơm ngào ngạt, hơi men nồng đượm thấm vào gan ruột. Thưởng thức vài chén, họ Giả không ngớt miệng khen ngon.


Lân la hỏi chuyện, được người chủ quán cho biết: Loại rượu này nấu rất tốn công, từ việc lựa chọn nguyên liệu, ủ men, chưng cất… nhất nhất đều phải tuân theo những quy định  nghiêm ngặt. Vì vậy loại rượu này nấu rất ít, chỉ để dùng trong những dịp đặc biệt trong nhà, không bao giờ bán ra ngoài.


Vốn là người mê rượu và biết nấu rượu, cộng với đầu óc nhanh nhạy của một thương nhân, họ Giả lưu lại mấy ngày, đi thăm thú khắp nơi. Ngắm nhìn những mảnh ruộng cao lương xanh tốt, dòng Xích Thủy hà nước trong vắt chảy qua cánh rừng ngân hạnh, khí trời nồng ấm, thấy nơi đây đúng là “mỹ tửu chi địa”, có đầy đủ điều kiện để tạo ra loại rượu ngon, bèn quyết định mở lò nấu rượu ở đây.


Trở về Hạnh Hoa thôn, thương nhân họ Giả tuyển một nhóm người có tay nghề nấu rượu cao nhất vùng, rồi đưa đến trấn Mao Đài dựng mấy gian nhà mở lò nấu rượu theo phương pháp cổ truyền của thôn Hạnh Hoa. Đồng thời họ Giả cũng tuyển một số người dân địa phương nắm được bí quyết trong quy trình chọn nguyên liệu, ủ men, chưng cất loại rượu của vùng này.


Thế là một loại rượu quý kết hợp được cách nấu với số lượng lớn cũng như cái hương sắc của chất men say rượu vùng Hạnh Hoa với cái tinh túy của nguyên liệu, phương pháp chưng cất hạ thổ bí truyền của rượu trấn Mao Đài ra đời, và được đặt tên là rượu Mao Đài.


Nghe danh tiếng của rượu Mao Đài, một lần kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn sang Hàng Châu (Trung Quốc), đến tận ngự các - nơi mà vua Càn Long ngày trước thường “đối ẩm” - để tìm hiểu về loại rượu vang danh này. Trên những con đường dẫn vào ngự các, ông thấy có treo hình của các nhân vật nổi tiếng thế giới như Nixon, Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông...


Thấy lạ, ông hỏi người dân địa phương thì được biết như sau: Mao Đài tửu chỉ là một trong số hàng trăm loại rượu nổi tiếng của Trung Quốc nhưng đây là rượu được MaoTrạch Đông dùng để đãi Nixon trong chuyến công du thăm Trung Quốc năm 1972.


Vì sao Mao Trạch Đông lại chọn Mao Đài tửu mà không phải là các rượu nổi tiếng khác của Trung Quốc? Vì Mao Đài tửu có cung cách nấu rượu rất phức tạp. Mao Đài chủ yếu dùng đậu nành, cao lương, tiểu mạch để nấu. Men là lúa mạch. Nấu xong sẽ được đem chôn xuống đất, 18 năm sau mới đem ra sử dụng. Người Trung Quốc ví việc này như nuôi một đứa con đến năm 18 tuổi, khi mà người con trai được đội mũ, người con gái được cài trâm. Rượu Mao Đài dành cho nam gọi là Các Nhi Hồng, dành cho nữ là Nữ Nhi Hồng.


Sau khi được dùng để thết đãi Nixon cộng với một câu chuyện lý thú như thế, Mao Đài tửu trở nên nổi tiếng khắp thế giới mặc dù đó không phải là rượu ngon nhất của Trung Quốc.


Theo KTS Huấn, đó là một cách để quảng bá và xây dựng một thương hiệu và cũng là cách xây dựng nền văn hóa ẩm thực.


 


TRUNG QUỐC ĐỆ NHẤT MỸ TỬU CÓ GÌ ĐẶC SẮC


Nói về những loại rượu nổi tiếng đến từ đất nước Trung Hoa, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến rượu Mao Đài, loại rượu mà danh tiếng của nó đã góp phần không nhỏ trong việc đánh bóng “thương hiệu Trung Quốc”.


Bạn biết Mao Đài là một sản phẩm rượu rất có tiếng của Trung Quốc, vậy bạn có biết rượu Mao Đài được coi là một trong ba loại rượu nổi tiếng nhất thế giới? Điều này có thể sẽ khiến nhiều người bất ngờ nhưng đó là sự thật. Sau khi giành giải thưởng quan trọng trong triển lãm Panama – Thái Bình Dương được tổ chức tại California năm 1915, tiếng tăm của Mao Đài đã cùng với hương thơm đậm đà của nó bay ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Thêm vào đó là rất nhiều lần có mặt trong các buổi tiệc chiêu đãi lớn của nhà nước, chính phủ, các quan chức cao cấp và nhiều sự kiện mang tính lịch sử trọng đại khác, rượu Mao Đài đã cùng với Whisky của nước Anh và Brandy của nước Pháp trở thành một trong ba loại rượu nổi tiếng nhất thế giới. Chính vì thế, người ta đã phải lên tiếng ca ngợi rằng: “Nếu nước Pháp nổi tiếng với XO hay Champain, thì niềm tự hào của Trung Quốc chính là Mao Đài”.


Tạo nên nét độc đáo cho sản phẩm còn bao gồm cả yếu tố địa lý. Tên của loại rượu này được lấy theo tên quê hương của nó - thị trấn Mao Đài, thuộc thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu. Địa danh này nằm bên dòng sông Xích Thuỷ trong vắt bốn mùa, và chính nguồn nước thiên nhiên trời phú của dòng Xích Thuỷ được dùng trực tiếp để sản xuất rượu Mao Đài. Điều đó tạo cho rượu Mao Đài một hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị với chất rượu thuần tuý và hương vị đậm đà kéo dài.


Nguyên liệu chính để chế tạo là cao lương dùng làm hèm, tiểu mạch dùng làm phụ gia được tẩm ướp theo công thức đặc biệt phức tạp. Thêm đó, Mao Đài được sản xuất theo công nghệ truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ và trau chuốt trong từng kĩ thuật chọn lựa nguyên liệu, công thức chưng cất rượu cũng như phương pháp chế biến. Điều này giúp tạo ra hàng chục loại rượu Mao Đài khác nhau phù hợp với khẩu vị và điều kiện của từng đối tượng người tiêu dùng, dễ dàng chinh phục ngay cả những khách hàng khó tính nhất.


Ngoài hương vị tự nhiên rất đặc trưng, rượu Mao Đài còn nổi tiếng bởi “tính lành”. Tiêu biểu nhất là “Mao Đài bất lão” dựa trên bí quyết dưỡng sinh, được chứng minh có tác dụng chống mệt mỏi, tăng cường sức khoẻ và chống lão hoá. Đặc điểm này có thể coi là một ưu thế cho Mao Đài trên con đường chinh phục khách hàng.


Mọi chi tiết về sản phẩm bạn có thể tìm thấy tại website: www.maodai.com.vn


NGƯỜI ĐƯA MAO ĐÀI TỚI VIỆT NAM


Nói về những loại rượu nổi tiếng đến từ đất nước Trung Hoa cổ kính, đầu tiên phải kể đến rượu Mao Đài (hay còn gọi Mao Đài Quý Châu), một “đệ nhất mỹ tửu” vốn được xem như quốc tửu của Trung Quốc. Người tiêu dùng Việt Nam từ trước đa phần chỉ có thể tìm mua loại rượu nổi tiếng này thông qua mạng lưới tư nhân nhỏ lẻ, thực hư cho chất lượng rất khó được đảm bảo, thì nay rượu Mao Đài trứ danh thiên hạ đã chính thức xuất hiện tại thị trường VN thông qua công ty TNHH Thịnh Tài, nhà phân phối độc quyền sản phẩm rượu Mao Đài.


Một nhà kinh doanh rượu nổi tiếng đã ca ngợi: “Nếu nước Pháp nổi tiếng với XO hay Champain, thì niềm tự hào của Trung Quốc chính là Mao Đài.” Rượu Mao Đài đại diện cho Trung Quốc, cùng với Whisky của nước Anh và Brandy của nước Pháp, được xếp vào danh sách ba loại rượu nổi tiếng nhất thế giới.


Ngoài hương vị tự nhiên rất đặc trưng, sự khác biệt giữa Mao Đài và các loại rượu khác còn thể hiện ở “tính lành” của rượu Mao Đài. Tiêu biểu nhất là “Mao Đài bất lão” dựa trên bí quyết dưỡng sinh, được chứng minh có tác dụng chống mệt mỏi, tăng cường sức khoẻ và chống lão hoá.


Các loại rượu Mao Đài hiện đang phân phối trên thị trường Việt Nam thông qua nhà phân phối Thịnh Tài gồm nhiều loại được chia thành các nhóm đặc biệt, cao cấp, trung cấp và phổ thông. Trong đó, chủ yếu là ba loại Du lịch sắc hồng, Mao Đài bất lão, và Thế giới hoà bình. Đẳng cấp của rượu Mao Đài còn phụ thuộc vào việc chất lượng bình đựng rượu có độ tinh xảo như thế nào. Điều đó giúp đông đảo người tiêu dùng Việt Nam có thêm cơ hội chọn lựa các sản phẩm được đảm bảo chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ. Và đối với tầng lớp yêu thích văn hoá Trung Quốc, hay những người sành về rượu nói riêng, cơ hội thoả mãn nhu cầu này càng được mở rộng hơn.


 


Kể từ khi phát triển nghề nấu rượu đến nay, Trung Quốc đã tuyển chọn được 18 loại rượu tiêu biểu nhất của đất nước giới thiệu cho bạn bè khắp thế giới, trong đó có rượu Mao Đài, sản phẩm thuộc diện “quốc hồn, quốc tuý” và là một trong 3 đại danh tửu của thế giới (cùng với whisky và cognac).


Lịch sử của rượu Mao Đài.


Tên của loại rượu nổi tiếng này được lấy theo tên quê hương của nó - thị trấn Mao Đài, thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Nơi đây có con sông Xích Thủy với dòng nước trong vắt suốt 4 mùa từ trong hang núi chảy qua. Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích Thủy và chính nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của rượu Mao Đài : “Chất rượu thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ”. Đây chính là lý do tại sao, đối với đất nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 và được coi là “quốc tửu”.


 


Theo khảo sát của các chuyên gia, năm 135 trước CN, những cư dân đầu tiên của vùng đất này đã biết chưng cất rượu và đã được Hán Vũ Đế khen ngợi. Đến đời Bắc Tống thì rượu ở đây đã nổi tiếng khắp Trung Quốc. Lịch sử phát triển của rượu Mao Đài tính đến nay đã hơn 2.000 năm, song loại rượu Mao Đài được biết đến ngày nay lại có xuất xứ từ thời nhà Thanh và chỉ thực sự nổi tiếng khắp thế giới từ năm 1915.


Vào năm đó, người Trung Quốc mang rượu Mao Đài đến San Francisco (Mỹ) tham dự một hội chợ quốc tế. Tại đây, chính chất lượng tuyệt vời đã giúp rượu Mao Đài giành huy chương vàng cũng như vang danh khắp thế giới. Không chỉ có vậy, rượu Mao Đài còn trở thành một thứ đặc sản của người Trung Hoa khi được Chủ tịch Mao Trạch Đông mời Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon khi ông này sang thăm Trung Quốc vào năm 1972.



Công nghệ sản xuất rượu Mao Đài không giống các loại rượu khác. Người Trung Quốc cho rằng, chính nguyên liệu được chọn lọc tỉ mẩn, công thức chưng cất rượu độc đáo, khí hậu thiên nhiên ưu đãi và tay nghề của người nấu rượu là ba yếu tố quyết định tạo nên hương vị độc đáo của thứ rượu cổ truyền này.


 


     Rượu Mao Đài trong suốt quá trình chế biến không thêm bất kỳ một loại hương liệu nào nên mùi vị của nó rất tự nhiên. Nguyên liệu chính để chế tạo là cao lương dùng làm hèm, tiểu mạch làm phụ gia được tẩm ướp theo công thức đặc biệt phức tạp. Nếu canh tác nông nghiệp có mùa vụ thì sản xuất rượu Mao Đài cũng vậy. Trước tiết Trùng Dương người ta bắt đầu đổ nguyên liệu vào, từ lúc bắt đầu đến lúc ra được hèm phải qua mười công đoạn, mỗi công đoạn mất 15 ngày.


     Sau 10 công đoạn, nếu hương vị chưa đạt chuẩn thì phải thực hiện lại quá trình trên. Khi hương vị đã đạt (hợp cách), nguyên liệu được để trong 6 tháng rồi nếm thử lại. Cứ như vậy đến khi nào hoàn toàn đạt chất lượng mới thôi. Chính vì vậy, thời gian sản xuất rượu Mao Đài có khi lên tới 3 năm.


     Với hàng chục loại khác nhau, Mao Đài dễ dàng chinh phục ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Loại mạnh nhất là 53 độ, đem lại cho người uống một cảm giác "như đang được hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ miền sơn cước, được hoà mình trong dòng nước suối tinh khiết mát trong". Lựa chọn loại ít cồn hơn sẽ cho bạn cảm giác sảng khoái, với độ cay nồng vừa phải. Hương vị rượu còn đọng lại nơi đầu lưỡi chắc chắn sẽ khiến bạn không bao giờ quên Mao Đài. Với loại nhẹ nhất (khoảng 33 độ) hoặc pha thêm một chút đá vào mà không sợ làm biến đổi chất lượng rượu, ngay cả phụ nữ và những người ít thưởng thức rượu cũng bị Mao Đài quyến rũ bởi vị rượu “thanh nhẹ và trong vắt như ánh trăng” nhưng vẫn đậm đà và hương vị rượu còn lưu luyến mãi.


 


     Hiện nay, sản lượng xuất khẩu rượu Mao Đài đạt trên 4.000 tấn một năm, xuất khẩu tới 100 quốc gia, đoạt 14 Huy chương vàng trong các kỳ hội chợ Quốc tế. Ngoài ra, Mao Đài cũng xứng danh là một trong ba đại danh tửu thế giới khi đoạt hàng chục giải thưởng trong các cuộc thi rượu.


 


Việc Nhà máy rượu Mao Đài Quý Châu cho dựng tượng cố Thủ tướng Chu Ân Lai với biển đề “Quốc tửu chi phụ” (Cha đẻ quốc tửu) đã gây nên một cuộc tranh luận lớn ở Trung Quốc.


Nói đến rượu Trung Quốc người ta thường nghĩ ngay đến rượu Mao Đài – “quốc tửu” của nước này.


Thế nhưng việc Nhà máy rượu Mao Đài Quý Châu cho dựng tượng cố Thủ tướng Chu Ân Lai - một nhà lãnh đạo được dân chúng nước này tôn kính - với biển đề “Quốc tửu chi phụ” (Cha đẻ quốc tửu) đã gây nên một cuộc tranh luận lớn với rất nhiều ý kiến không đồng tình.


Có người đặt câu hỏi “Ai là người đã đặt cho Chu Ân Lai danh hiệu “Quốc tửu chi phụ” ấy vậy?”. Có người bực mình: “Một vĩ nhân được dân chúng cả nước yêu kính như Chu Ân Lai sao lại có thể trở thành người cha của Nhà máy rượu Mao Đài? Vị thủ tướng của nước CHND Trung Hoa sao lại trở thành sư phụ nấu rượu của nhà máy Mao Đài?


Rượu Mao Đài có lịch sử đã hơn 300 năm, sao nay lại bày ra trò này làm gì? Lãnh tụ của Đảng và Nhà nước sao lại có thể trở thành nhân vật quảng cáo cho rượu bia như thế?”.


Có ý kiến đề xuất “Hãy đừng đem chữ “Quốc” ra mà quảng cáo!”. Tác giả phê phán một số xí nghiệp, nhà máy có thói quen gắn chữ “quốc” vào sản phẩm của mình, nào là “quốc tửu”, “quốc yên” (thuốc lá), “quốc thủy” (nước uống)…


Nói như thế vừa không có căn cứ pháp luật, vừa thiếu tính khoa học, thực tế là lợi dụng chữ “quốc” để quảng cáo, cần phải ngăn chặn. Đặc biệt thứ sản phẩm không khuyến khích mọi người tiêu thụ như rượu trắng thì càng không nên tuyên truyền như thế.


Ngành hữu quan đã có quy định: Quốc yến không dùng rượu mạnh, sao lại cho phép tuyên truyền “quốc tửu”? Nay với việc gán cho Thủ tướng Chu Ân Lai danh xưng “quốc tửu chi phụ” thì sự việc đã trở nên nghiêm trọng hơn nhiều rồi.


Trước hết, nếu Thủ tướng Chu Ân Lai còn sống thì liệu ông có đồng ý để Nhà máy rượu Mao Đài gọi mình là “quốc tửu chi phụ”? Với thân phận, địa vị và tính cách của Chu Ân Lai thì không thể nào ông lại chịu trở thành cha đẻ của rượu như thế.


Thứ hai, rượu trắng là thứ không nên gắn cho vầng hào quang chữ “quốc”. Trên thực tế cũng chưa cơ quan nào đặt cái tên “quốc tửu”, nhà máy tự phong cho sản phẩm của mình cái danh hiệu ấy là không ổn. Đã không có quốc tửu thì làm sao có thể có “quốc tửu chi phụ”?


Thứ ba, việc phong cho Thủ tướng Chu là “quốc tửu chi phụ” rõ ràng là hành vi quảng cáo. Dù xí nghiệp gì và của ai cũng không được dùng Thủ tướng Chu Ân Lai làm hình ảnh quảng cáo...


Tác giả của ý kiến này đề nghị cần xử lý nghiêm vụ này để làm gương.

Số lần xem: 673 bản để in
Các tác phẩm đã đăng:Trở lại - Đầu trang
Tự thuật của Giáo sư Đặng Văn Ngữ (1910-1967) - Đặng Văn Ngữ 10.11.2011
Từ kế toán viên lên Bộ trưởng Đinh La Thăng, "tấm gương" của những ai mê hoạn lộ! - Tư liệu 29.10.2011
Về An Dương Vương - Trần Quốc Vượng 27.10.2011
Văn hóa Ẩm thực: Thắng cố, món ăn độc đáo của người H'Mông - Tư liệu 15.10.2011
Bập bùng điệu trống Paranưng - Tư liệu 13.10.2011
Nữ văn sĩ Emily Bronte: Đỉnh cao, gió hú - Tư liệu 09.10.2011
Quan hệ giữa Giáo sư Trần Đức Thảo với ông Phạm Văn Đồng - Cù Huy Chử 07.10.2011
A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật? - Nguyễn Cung Thông 06.10.2011
Phát hiện đồng tiền Nguyễn Nhạc trong mộ phu nhân Thoại Ngọc Hầu - Lam Điền 30.09.2011
Tiền Xích Bích Phú – Tô Thức - Tư liệu 28.09.2011
xem thêm »