Từ tự sự học đến tu từ học tiêủ thuyết
Lí luận tự sự học tiểu thuyết sở dĩ phát triển nhanh chóng có nhiều thành tựu chủ yếu là do tiếp thu lí thuyết của chủ nghĩa cấu trúc, ngôn ngữ học, chủ nghĩa hình thức Nga, và cả tu từ học tiểu thuyết, đó là sự thực mà ai cũng biết. Nhưng sự tiếp thu của tự sự học đối với tu từ học tiểu thuyết thì ít được biết tới hơn. Abrams trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học Âu Mĩ cho biết quá trình định hình của tự sự học là nhờ tu từ học tiểu thuyết. Lí luận tiểu thuyết ngày nay một phần tiếp thu lí luận của Aristote và cuả Booth, mặt khác tiếp thu chủ nghĩa hình thức Nga, đặc biệt là chủ nghĩa cấu trúc Pháp. Tự sự học chủ yếu quan tâm tìm kiếm xem một câu chuyện (dựa vào chuỗi sự kiện sắp xếp trong thời gian được tổ chức lại như thế nào, lĩnh vực tự sự học bao gồm các vấn đề như cốt chuyện (tình tiết), nhân vật, điểm nhìn, phong cách thể loại, lời thoại, kể, và thủ pháp dòng ý thức…Tự sự học tiếp thu của Booth chỉ hạn chế trong vấn đề thể loại tiểu thuyết, mà còn tiếp thu tác giả hàm ẩn, nguòi kể chuyện tin cậy, không đáng tin cậy, kể, hiển thị… Điều này thể hiện ở, trong tác phẩm của Remon Kenan Tác phẩm tự sự hư cấu, chương 7, nói đến tự sự, tầng bậc, tiếng nói, tức là phân loại người kể chuyện. chương 8 nói về tái hiện ngôn ngữ, cũng dựa vào Booth về kể và hiện thị; chỉ có thêm dẫn ngữ tự do. Bà còn tiếp thu cả cách Booth phân tích tiểu thuyết của James, Martin Wallas trong sách Tự sự học ngày nay khi trình bày sự giaio lưu tự sự cũng dựa vào các khái niệm tác giả và tác giả hàm ẩn, tác giả kịch hoá, người kể chuyện kịch hoá của Booth. Có thể nói tự sự học được phát triển là nhờ nhiều nhân tố, trong đó có phần không nhỏ của tu từ học tiểu thuyết. Nhưng thực tế này đã bị che lấp mất.
Tự sự học tuy có nhiều thành tựu, song cũng có không ít khiếm khuyết. Đối với bản thân lí thuyếttự sự học, J. Culler chỉ ra là nó chạy theo chủ nghiã khoa học “Phương pháp khoa học giải thích sự vật bằng cách đặt nó vào trong quy luật, tức là đã biết a và b thì chắc chắn sẽ biết được c, mà đời sống thì không như thế. nó không theo tam đoạn thức và luật logic nhân quả, từ sự việc này nảy sinh sự viẹc kia là chuyện không đơn giản. Một thiếu sót khác của tự sự học là chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc, đem bỏ nội dung ra ngoài. hoàn toàn tập trung vào cấu trúc hình thức. Đối với họ, nội dung không quan trọng, quan trọng là quan hệ giữa các yếu tố của cấu trúc tự sự. Họ chỉ quan tâm cái hình thức trừu tượng, không phải là hình thức biẻu hiện nôị dung. Điều này Booth dã có sự phê phán.
Một khuyết điểm nữa là tự sự học do chỉ quan tâm hình thức nói chung do đó họ không phân biệt hình thức có giá trị với hình thức ít có giá tị, hình thức tác phẩm kinh điển với hình thức tác phẩm thường. Propp phân tích 100 truyện dân gian Nga không phân biệt truyện hay và truyện dở, truyện nhạt, xoá nhoà sự khác biệt của chúng.
Tự sự học phát triển tương ứng với giai đoạn phát triển loại hình kể chuyện phi nhân cách hoá. Người kể tỏ ra trung lập, thậm chí là chủ nghĩa hư vô, như tiểu thuyết của Camus, nhưng đâu là ưu điểm của lối tự sự ấy? Booth đã nói, một bộ tiểu thuyết cuôí cùng không muốn hướng tới kết luận nào, không muốn đi đến phía nào thì làm sao biết nó ưu điểm ỏ đâu. Trả lời điều này sẽ mâu thuẫn với chủ nghĩa hư vô.
Ngoài ra tự sự học còn có một nhược điểm nữa đó là phế bỏ chủ thể. Địa vị trung tâm chủ chủ thể trong tiểu thuyết đã bị văn bản thay thế. chủ thể bị là suy yếu đi theo xu hương “Tác giả đã chết”. Tự sự học chỉ coi trọng tính kí hiểu của các khái niệm như tác giả, điểm nhìn, âm thanh… của chúng, chứ không nhìn nhận thưc chất về tư tưởng.
Tự sự học chỉ dựa vào lí thuyết ngữ học của Saussure, tràn ngập thuật ngữ ngôn ngữ học và kí hiểu học, như ngữ pháp, ngữ thái, ngữ khí, ngữ vực, tần xuất, tiêu điểm, tiêu cự, biểu đạt, cái được biểu đạt, chủ ngữ, vị ngữ, trục ngang, trục dọc, lựa chọn, tương cận, ẩn dụ, ….Vận dụng cứng nhắc, giáo điều sẽ đi xa thục chất của văn học.
Có người là có tự sự. Tự sự là cội nguốn của tri thức những cũng là cội nguôn của huyền thoại, của ảo tuởng. Kết quả của tự sư thực chất chỉ là ý nguyện. Nietzsche dòi xét lai, đánh giá lại tòan bộ tư tưởng, giá trị của nhân loại. song đối với tu từ lại rất đề cao. Vì theo ông tu từ chỉ là biểu cảm. Toàn bộ ngôn ngữ theo ông là sản phẩm của nghệ thuật tư từ, vì cái nó muốn truyền dạt là doxa, chứ không phải là episteme. Theo ông logic khoa học và nhận thức không ưu việt hơn tư từ. Triết học từ Platon, Kant, Hegel chủ yếu là tu từ. Theo Nietzsche, bản chất của trần thuật chỉ có thể là tu từ, ý muốn của trân thuật chỉ là nguyện vọng, khát vọng, dục vọng, bởi vì con người làm ra ngôn ngữ không phải là để nhận thức mà là để thể hiện ý muốn của mình. Nó không làm cho người ta hiểu nhau mà là làm hiện ra bản sao của cảm giác, cho mọi người cùng hưởng, cái cảm giác ấy, do xúc động trong tâm hồn mà toả sáng lên, không hề chiếm chỗ của bản thân sự vật, cảm giác ấy do có hình tượng mà hiện ra bề ngoài. Tu từ là lĩnh vực biểu đạt ý nguyện, khát vọng.
- Culler suy nghĩ cách khác. Theo ông, ta không thể trả lời rõ ràng, ta chỉ có thể bồi hồi giữa hai cực, vừa xem trần thuạt là cấu trúc tu từ, cấu trúc đó nảy sinh ảo giác, vừa xem trần thuật là chủ yếu, có thể do thủ đoạn cảm giác do chúng ta chi phối mà nghiên cứu. Điều đó cho thấy tiềm lực của trần thuật học đối với tu từ học. Như thế tu từ thích hợp hơn với tri thức khoa học. Thích hợp với nghệ thuật nhất là tiểu thuyết hơn là khoa học chính xác.
Cuốn sách của Booth tính luận chiến rất mạnh, nhưng đó là do ông muốn bảo vệ thục chất tu từ của tiểu thuyết, bảo vệ tính hợp pháp của nó, cái lí của nó. 21 năm sau trong lời Bạt ,cho lần tái bản, thái độ của ông đã hoà dịu rất nhiều. “Trong toàn bộ cuốn sách quán xuyến một tư tưởng, tư tưởng mà tôi vẫn kỉên trì đến hôm nay,tức là nghiên cứu tu từ là điều thích đáng phổ biến,nếu chúng ta nhìn nó bằng hai con mát thì sẽ thấy thì sẽ thấy bất cứ tiểu thuyết nào cũng đều là tài liệu thú vị.” Ông nhấn mạnh đến con người, mà con người là yêú tố thú vị của tiểu thuyết, không phải thời gian không phải điểm nhìn, không phải cũng không phải cáu trúc làm nên nền tảng, hạt nhân của tiểu thuyết, ông cũng cho biết tu từ học của ông chưa cung cấp đầy đủ hoàn chỉnh lí luận về tiểu thuyết. không phân loại học hệ thống về các khả năng tự sự, không phải hệ thống khoa học, không phải khoa học hệ thống về tự sự học. Nhưng ông kiên trì tu từ tự sự về nguyên tắc là thích dụng đối với mọi câu chuyện.
Booth có bài phân tich tác phẩm của Genette (Diễn ngôn tự sự). Ông chỉ ra, Đọc tác phẩm của Genette người ta rất ít nghĩ đến, cho dù là nguời đọc rất lão luyện, cũng rất ít có các tính cảm thẩm mĩ nhu hi vọng, sợ hãi, mong muốn, cũng rất ít khi có các cảm xúc lo âu mãnh liệt như khi nảy sinh kịch tính hay mỉa mai. Tác phẩm của ong hoàn toàn đống kín vào trong vòng tri thức, nhận thức hay nhìn ngắm hình thức, quan niệm, kết cấu. thậm chí người đọc thường có íinh hiếu kì, muốn chờ mong một cái gì cũng đều không có.
Booth không phủ nhận Genette, ông khen phần miêu tả ba quan hệ thời gian, nhưng qua đó ông càng thấy tính ưu việt của tu từ học tiểu thuyết. Theo ông : “nghiên cứu tu từ là ứng dụng, nghiên cứu mục đích, nghiên cứu mục tiêu sẽ được bắn trúng, nghiên cứu thực tiễn không phải chỉ vì tri thức mà là để tiếp tục thực tiễn (hành) hay hơn nữa.” ,
Lí thuyết tiểu thuyết, tự sư học ngày càng được tu từ hoá là một sự thực ngày càng nhìn thấy rõ. Từ những năm 90. S. Chatman, J. Felan, M. Caens…góp phần thúc đẩy tu từ học tiểu thuyết phát triển. Felan trong sách Tự sự như là tu từ(1996) đã giải thích triệt để tự sự học như là tu từ. Theo ông muc đich của tự sự không chỉ là tri thức, tình cảm, giá trị, tín ngưỡng, thì tự sự không thể tránh khỏi phải là tu từ. Ông cho rằng khi xem tự sự với tư cách là tu từ, không chỉ là tự sự phải là tu từ, hoặc là nằm trong toạ độ tu từ, ngược lại, tự sự không chỉ là câu chuyện, mà còn là hành động, do một người, một hoàn cảnh kể câu chuyện cho ai đó nghe.” Tự sự với tư cách là tu từ không phải tác phẩm nhất thời, nó làm sáng tỏ vì sao tự sự lại phải là tu từ. Trong sách ông cũng không ngừng điều chỉnh quan niệm về tu từ của tự sự. Ông thúc đẩy tu tưởng của Booth lên một bước mới trên cơ sở lí thuyết tự sự hiện đại. Lí thuyết của ông có mấy phương diện như sau.
Trước hết ông kiên trì nguyên tắc thực tiến của lí thuyết tu từ của W. Booth, chủ trương thực dụng, Thứ hai ông luôn dùng lí luận của mình để đọc các tác phẩm cụ thể. Tu từ học tiểu thuyết của Felan luôn phân tích quan hệ giữa tác giả, văn bản, nguời đọc. Tu từ học của Felan, khâu người đọc ở Booth vốn bị yếu đuối đã được bổ sung. Trong bản tái bản Tu từ học tiểu thuyết, mặc dù Booth đã tiếp thu M.Bakhtin, những vẫn còn yếu đuối. không cải tiến được bao nhiêu.
Trong lí luận của Felan đại diện tác giả, hiện tượng văn bản, người đọc tác động qua lại, bất cứ hiện tượng tu từ nào đều thông qua quan hệ ba yếu tố ấy mà phát huy tác dụng, do đó người đọc có vai trò rõ rệt trong lí thuyết của Felan. Tuy Felan xác định ba yếu tố: tác giả, văn bản, người đọc là quan hệ thể hiện phạm vi của tu từ, những cuối cùng ông thoát li mô hình của Booth, có tính một chiều, mà khẳng định mối quan hệ gữa viết và đọc, tác động qua lại của hai yếu tố đó xác định một phạm vi tu từ động, triệt để thực hiện nguyên tắc thực tiễn và hiệu quả. Từ mối quan hệ giữa tự sự học và tu từ học tiểu thuyết, do tự sự học tiểu thuyết có nhiều khiếm khuyết, lại do tu từ học tiểu thuyết hiện vẫn chưa được phát triển, nhưng có thể thấy lo gic phát triển nên nằm ở phía tư từ học tiểu thuyết. Tự sự học tiểu thuyết và tu từ học tiểu thuyết có quan hệ khăng khít như một cái thai hai thân dính nhau, có hai đầu khác nhau, nhưng thân mình chân tay, nội tạng thì có nhiều bộ phận chung. Tự sự học tiểu thuyết sẽ là cơ sở để cho tu từ học tiểu thuyết phát triển.
Ở nước Nga, nhà nghiên cứu Valeri Tiupa cũng luận chứng con đường từ thi pháp học đến tư từ học, trong đó khái niệm tu từ học của ông dựa trên cơ sở lí thuyết diễn ngôn. Đó cũng là đi theo nguyên tắc thực tiễn và hiệu quả. Điều đó cho thấy tương lai thuộc về tư từ học.
(Lược thuật bài nghiên cứu của Quách Hồng Lôi trên Học báo Đại học sư phạm Phúc Kiến, năm 2007)