Tiện ích


Thống kê truy cập

Văn học sinh thái và lí luận phê bình sinh thái (4)

Tác giả: Vương Nhạc Xuyên (王岳川) - Cập nhật: 03/02/2016

Đỗ Văn Hiểu dịch Sự phát triển của lí luận văn hóa sinh thái làm cho chúng ta khong chỉ chú ý đến quan hệ bề mặt giữa văn học và sinh thái, mà còn chú ý đến vấn đề tầng sâu bị che lấp dưới tầng bề mặt(1), học giả Đức Schweiter và học giả Mĩ Taylor đã đề xuất lí uận “tôn trọng sinh mệnh”, đem phạm vi đạo đức của con người mở rộng từ động vật có năng lực cảm giác đến tất cả vật có sinh mệnh. “Luân lí học trái đất” của học giả Mĩ Aldo leopold phạm vi của chủ thể đạo đức lại mở rộng từ vật sinh mệnh cá thể đến hệ thống sinh thái, trái đất được xem là hệ thống chỉnh thể không thể hủy bỏ của sự sinh tồn nhân loại. Ý thức chỉnh thể hệ thống này mang đến cơ địa cho sự ra đời của sinh thái học bề sâu. (2). Tiếp đó “sinh thái học bề sâu” ra đời

GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ CĂNG CỦA LÍ LUẬN SINH THÁI HỌC CHIỀU SÂU

Sự phát triển của lí luận văn hóa sinh thái làm cho chúng ta khong chỉ chú ý đến quan hệ bề mặt giữa văn học và sinh thái, mà còn chú ý đến vấn đề tầng sâu bị che lấp dưới tầng bề mặt(1), học giả Đức Schweiter và học giả Mĩ Taylor đã đề xuất lí uận “tôn trọng sinh mệnh”, đem phạm vi đạo đức của con người mở rộng từ động vật có năng lực cảm giác đến tất cả vật có sinh mệnh. “Luân lí học trái đất” của học giả Mĩ Aldo leopold  phạm vi của chủ thể đạo đức lại mở rộng từ vật sinh mệnh cá thể đến hệ thống sinh thái, trái đất được xem là hệ thống chỉnh thể không thể hủy bỏ của sự sinh tồn nhân loại. Ý thức chỉnh thể hệ thống này mang đến cơ địa cho sự ra đời của sinh thái học bề sâu. (2). Tiếp đó “sinh thái học bề sâu” ra đời.

  1. Sự phát triển của sinh thái học chiều sâu

Khái niệm “Sinh thái học bề sâu” (Deep ecology) do Arne Naess đề xuất đầu tiên vào năm 1982, sau đó với hình thức trả lời phỏng vấn xuất hiện trong cuốn “10 phương hướng”. Naess cho rằng, hạt nhân của sinh thái học chiều sâu là xuất phát từ góc độ sinh tồn bề sâu trong lịch sử tinh thần nhân loại đề xuất vấn đề mấu chốt của việc nhân loại đi về đâu. Sự đối lập “nông”, “sâu” có nghĩa là ở chõ mọi người không rõ hoặc bị coi nhẹ, mới là khu vực thực sự cần xem xét và khai thác”(2). “Sinh thái học bề sâu” như vậy sẽ liên quan đến vấn đề hạt nhân nhất trong sự cực đoan của tính hiện đại – sự phát triển của khoa học kĩ thuật càng làm cho con người cự nhân hóa (làm cho mình trở nên vĩ đại) trước tự nhiên, tự nhiên từ trong chung sống bình đẳng với con người bị tách ra, trong cuồng vọng (ngạo mạn) nhân định thắng thiên trắng trợn, bóc lột tự nhiên bất chấp hậu quả. Trong sự boccs lột mang tính hiện đại của nhân loại nguy cơ của tự nhiên ở khắp nơi – biển bị đánh bắt quá độ, sa mạc mở rộng nhanh, độ che phủ của rừng sâu bị hạ thấp, tài nguyên nước ngọt bị thiếu nghiêm trọng, vật chủng bị diệt chủng nhanh, không khí thành thị ô nhiễm…. Đối diện với nguy cơ sinh thái mang tính toàn cầu sắp đến, khiến con người cuối cùng nhận rõ sự nông cạn và sự tham lam của mình. Sinh thái học bề sâu hô hào thiết thực từ bỏ quan niệm đẳng cấp chủ nghĩa trung tâm “con người cao hơn tự nhiên”, từ đó đề xướng con quan niệm con người và các vật chủng khác “bình đẳng chung sống”, ngăn chặn tình trạng vì sự tham lam của cá nhân mà đưa trái đất đến hủy diệt, từ đó cứu vớt sinh thái toàn cầu và tương lai nhân loại. Donald Worster cho rằng: “Nguy cơ sinh thái mang tính toàn cầu mà ngày nay chúng ta phải đối mặt, nguyên nhân ban đầu không phải ở bản thân hệ thống sinh thái, mà là ở hệ thống văn hóa của chúng ta”. Cách tư duy nghiên cứu vấn đề sinh thái từ góc độ văn hóa xã hội này đã trở thành ý thức văn hóa chung của những người sáng tác văn học sinh thái”(3).

Khó khăn của phương tây đương đại nằm ở chõ, văn hóa công nghiệp, văn hóa hải dương, văn hóa cạnh tranh, văn hóa đấu tranh vấp phải rất nhiều vấn đề. Gần đây phó tổng thống Mĩ Albert Arnold Gore trong him “An in convenient Truth.2006) trong một cảnh trần thuật rất ấn tượng đã làm rõ nguy cơ trước nay chưa từng có mà con người gặp phải trong làn sóng hiện đại: nguy cơ sinh thái, bệnh dịch lan tràn, hiệu ứng nhà kính, nam bắc cực đang tan, văn minh cuối cùng đang tiến tới tự hủy diệt trong cạnh tranh hiện thực và hao tổn tài nguyên không ngừng. Liên hợp quốc đề xuất ba thứ 1%, đề xuất có ba loại bệnh cứ 100 người thì có một người mắc phải, bao gồm 1% bệnh thần kinh, 1% bệnh AIDS, 1% tự sát. Ngày nay, nhà thơ, học giả dường như ít có nỗi thống khổ của tâm hồn thi nhân, nhà tư tưởng, chủ nghĩa khoa học tự nhiên là trung tâm đẩy những quanhoafi nhân văn của khoa học nhân văn ra đường biên! Chỉ có ý thức được nguy hại của tính hiện đại, từ dục vọng khôn cùng và sự xa xỉ khôn cùng trở lại với niềm tôn kính núi sông, yêu thương và bảo vệ địa cầu, hài hòa công bằng thì tương lai nhân loại mới có thể tốt đẹp được.

Bill Devall trong “Sinh thái học chiều sâu” cho rằng: ngày nay, cái cần thiết lại là mở rộng tư duy sinh thái vào trong “trí tuệ sinh thái”. Từ “trí tuệ” có nguồn gốc Hi lạp, nó liên quan đến luân lí, chuẩn tắc, thực tiễn. Trí tuệ sinh thái, hoặc nói sinh thái học chiều sâu có nghĩa là chuyển từ khoa học sang trí tuệ. Sinh thái học chiều sâu có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, loại bỏ cuồng vọng của chủ nghĩa nhân loại trung tâm, nghi vấn quan điểm bá quyền coi con người là chủ của muôn loài trong truyền thống luân lí phương tây. Coi trọng hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên, quyền lợi động vật và giải phóng động vật, cải cách trong lĩnh vực triết học như triết học nhân đạo chủ nghĩa, và từ góc độ sinh thái học chỉ ra chỗ chưa đủ của chủ nghĩa nhân loại trung tâm tồn tại trong những phong trào này, kiên trì dần dần thức tỉnh ý thức sinh thái trong dân chúng.

Thứ hai, nguyên tắc cơ bản và cấu tứ lí luận của sinh thái học chiều sâu là: “cơ bản của sinh thái học chiều sâu là cấu thành trực giá và kinh nghiệm của ý thức sinh thái đối với bản thân chúng ta và tự nhiên, lập trường chính trị và phương diện chính sách công cộng đều từ trong ý thức này tự nhiên xuất hiện”. Hai nguyên tắc quan trọng của nó là “tự ngã thực hiện” và “bình đẳng được xây dựng trên cơ sở sinh thái trung tâm”. Nên thay thế chủ nghĩa nhân loại trung tâm bằng chủ nghĩa sinh thái trung tâm, giá trị của toàn bộ hệ thống thế giới nên được đánh giá lại, nên điều chỉnh lại vị trí của bản thân trên trái đất.

Thứ ba, không phân cao thấp tăng cường nhận thức các hình thức sinh mệnh trên thế giới. Bình đẳng nhìn nhận tất cả sinh mệnh và tự nhiên, tất cả lợi ích của sinh mệnh tồn tại và lợi ích của bản thân vừa có liên quan vừa dựa vào nhau. Tự nhiên không hề xung đột với lợi ích của nhân loại, quan hoài tự nhiên chính một bộ phận của việc cá thể nhân loại thực hiện tự ngã.

Thứ 4, Phát triển lí tưởng sinh thái wutuobang (lí tưởng) là một bộ phận quan trọng của việc nhân loại tiến hành giáo dục hoàn cảnh. Sinh thái wutuobang cung cấp cho nhân loại những thứ không thể nào hoàn toàn thực hiện được nhưng lại khiến chúng ta trước sau đều duy trì lí tưởng, tiến tới bồi dưỡng kiện toàn nhân cách có thể lí giải được “quan hệ không thể tách rời giữa tự ngã và người khác và thế giới”, thực hiện hài hòa giữ tự nhiên bên trong con người (tâm lí) và tự nhiên bên ngoài.

Thứ 5, tăng cường phê phán lí tính công cụ, nhấn mạnh việc dùng lí tính nhân văn do tinh thần khai sáng hoặc thi ý nghệ thuật biểu đạt thay thế lí tính công cụ, từ đó nâng cao giá trị tồn tại tinh thần và chất lượng của sinh mệnh.

Thứ 6, sinh thái học chiều sâu không phải là trò chơi lí luận trừu tượng, mà là phải là tiếng nói được phát ra một cách chân thực trong hành động thực tiễn của văn hóa xã hội, con người có thể thông qua căn cứ vào lí luận sinh thái học chiều sâu triển khai hành động thực tiễn và trở thành con người kiện toàn trưởng thành hơn”(Eric Katz, Andrew Light, and David Rothenberg (ed): Beneathe the surface: critical essays in the philosophy of deep ecology, Cambridge, Mass: MIT press, 2000, xiii)

  1. Ngữ cảnh hiện thực của sinh thái học bề sâu

Thứ nhất, từ thời hiện đại, văn hóa nhân loại gặp phải khó khăn tinh thần chưa từng thấy.

Khó khăn này cho thấy bề mặt của nguy cơ phương tây là nguy cơ sinh thái tự nhiên giữa con người và môi trường, nhưng bề sâu là nguy cơ của con người, nguy cơ của tình cảm, nguy cơ của nghệ thuật. Văn hóa hậu hiện đại do xã hội hậu công nghiệp nổi lên từ những năm 50, 60 của thế kỉ 20 mang lại làm cho “tính hiện đại” bị nghi ngờ. Cùng với sự tăng nhanh chưa từng thấy của tri thức nhân loại, bá quyền và sự mở rộng của khoa học kĩ thuật dẫn đến nguy cơ tính hiện đại hợp pháp hóa. Hiện trạng này quy phạm sau sắc cơ chế tâm lí và mô thức hành vi của con người, dẫn đến khuynh hướng cực đoan phản văn hóa, phản mĩ học, phản văn học. Ý nghĩa của sinh mệnh và độ sâu của nghệ thuật cùng tiêu biến, sự thẩm thấu của ý thức tiêu dùng khiến cho hai lĩnh vực tự nhiên và ý thức nhân loại dần dần bị thương phẩm hóa, thêm nữa, biên giới giữa văn hóa cao nhã và văn hóa thông tục dần dần trở nên mơ hồ. Đối với nguy cơ văn hóa từ văn hóa chủ nghĩa hiện đại, đối với hiện tượng cuộc sống tâm linh bị thi nhân gọi là “con người không thể độ qua u nhã được nữa, con người mất đi sức mạnh cổ điển và siêu việt về tinh thần, con người chỉ là dã thú có cái đầu văn minh thục mạng trong thế giới tham vọng vật chất”, không chỉ các nhà tư tưởng phương tây ý thức được, các nhà tư tưởng nghệ thuật phương đông cũng đã quan sát thể nghiệm thấy. Các nhà triết học để cứu rỗi tâm hồn nghẹt thở, giải phóng sinh mệnh bị vắt kiệt, đã đưa ra một đơn thuốc phù hợp với mọi người: dùng khí vận của nghệ thuật mang đến tâm huyết cho sinh mệnh, lấy ý cảnh của nghệ thuật để nâng cao cảnh giới nhân sinh, làm cho nó thoát khỏi dục vọng vật chất, quay trở lại gia viên tinh thần.

Vì thế, linh tính nghệ thuật trở thành mục tiêu mà triết gia thi nhân theo đuổi. Chính vì điều đó, Heidegger muốn con người chuyển biến hướng tới dục vọng bên ngoài, ngưng thần tĩnh tứ, thể hội tâm hồn thi nhân triết nhân, cảm thụ nỗi buồn, làm cho mình trở thành con người gần với thi tứ. Phương thức nhấn mạnh quan tâm đến thi ý và trực quan bản chất chính là lấy sinh mệnh hữu hạn nắm bắt ý nghĩa và giá trị nhân sinh. Chỉ có hết lòng thanh lọc, mới có thể tồn thần kiến đạo. Quan điểm này có ảnh hưởng lớn đối với mĩ học nghệ thuật phương tây, sau đó Adonor, Bloch, Marcuse đều rất coi trọng sự sinh thành thẩm mĩ cảm tính đi giải cáu tâm tính bị che phủ của con người.

Con người theo đuổi mục đích bên ngoài một cách thái quá thường vô tình làm cho mình chìm vào “thủ đoạn” đáng thương. Đồng thời, khi con người quá mức chú ý đến “trò chơi ngôn từ” sẽ gặp phải khó khăn đứt đoạn tư duy, cùng đường ngôn ngữ. Quan tâm đến sự siêu việt tâm tính, an định tâm hồn, để đạt được vĩ độ giải phóng tự do tinh thần, đối với các nhà thi học mang tính triết lí là điều riêng biệt. Sinhthais học coi trọng công hiệu thăng hoa của nghệ thuật đối với tâm hồn, và xuất phát từ một sự tồn tại (đạo) cao hơn kêu gọi con người tiến vào cảnh giới thẩm mĩ, từ hiện thực quy phạm trong thuần thẩm mĩ chuyển sang tuần tồn tại. Dùng dòng suối trong trẻo của nghệ thuật để rửa sạch bụi trần của thế tục, trong hàm ẩn tĩnh lặng ôm ấp tình cảm sâu sắc đối với con người và thế giới, vừa vượt qua hiện thực vừa có thi ý quay trở lại nhân sinh, đây chính là sự ăn ý nội tại của con người và tinh thần nghệ thuật, có lẽ cũng là sự quan chiếu bản chất đối với tính siêu việt của con người. Vì thế, Bill Devall cho rằng: “sinh thái học bề sâu cố gắng phát triển quan hệ cân bằng mà hài hòa giữa cá thể, xã hội và tất cả tự nhiên.

Về căn bản, nó có thể thỏa mãn sự kêu gọi tầng sâu của chúng ta: trung thành và tin tưởng trực giác của chúng ta; dũng cảm sử dụng tiết tấu bản thân, tiết tấu dòng chảy, sự biến hóa của thời tiết và các mùa, được phát hiện do đối thoại tự phát mà đầy tinh thần trò chơi của quá trình của tất cả sinh mệnh trên tái đất”(1). Có thể nói, sinh thái học bề sâu muốn thông qua hun đúc ra cá thể có ý thức sinhthais theo đuổi công việc văn hóa mới, từ căn bản loại bỏ mầm bệnh dẫn đến văn minh hiện đại đầy nguy cơ sinh thái.

Thứ 2: Sự phiến đoạn của con người làm xuất hiện vấn đề “sinh thái tinh thần”.

Ngày nay, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa nghiên cứu vấn đề sinh thái tinh thần của con người trong nguy cơ môi trường làm thế nào để đạt đến sự hài hòa, không chỉ cho thấy “phát triển toàn diện của con người” đã trở thành vấn đề, mà “sinh thái tinh thần” cũng đã trở thành vấn đề. Cảnh tượng thế tục hóa mang tính hiện đại của phương tây: từ thần thoại của con người đến thần đã chết, con người viết hoa đã chết rồi, tinh anh tri thức đã chết, còn lại chỉ là con người viết thường và con người thấp hơn; sự hợp lí hóa từ không tưởng đến đời sống thường nhật, đời sống thế tục trở thành biệt danh của hạnh phúc; từ chủ nghĩa lí tính trung tâm đến chủ nghĩa cảm giác trung tâm, tâm thái của toàn bộ thế giới và tri thức phân tử đã phát sinh lệch lạc toàn bộ, sự phiến diện của con người phát triển thành tiêu chí của thời đại. Rosenberg giải thích: “tư duy có tính liên quan thực sự sẽ hóa giải thực thể với tư cách là đoạn điểm kiến lập quan hệ (???). Con người đã không tồn tại, tự nhiên đã không tồn tại, chỉ có thể liên tục với tư cách là lực lượng truy vấn sớm nhất. Như vậy, mỗi loại tình cảm nhất định nào đó sẽ đem bóng dáng rõ ràng hoặc âm u tập trung vào quan sát đối với vận động, tập trung vào lực lượng chiêu hoan (kêu gọi), lực lượng này dường như đến từ tự nhiên, lại dường như là chịu ảnh hưởng của chúng ta, nhưng trên thực tế, nó không thuộc về ai, nó là sự liên tiếp giữa người xem và người bị xem” (1). Trên thực tế con người trong thời đại phiến đoạn hóa ngày càng phiến đoạn hóa và dị hóa. Con người đã đi ra từ trong quan niệm thời gian tuyến tình tiền hiện đại, tiến vào thời gian hiện tại mang tính hiện đại, rồi lại tiến thêm một bước nữa tiến vào vô thời gian – không gian hóa thời gian của thời hậu hiện đại. Do đó, văn hóa đã xa rời quý tộc hóa và độc quyền hóa, đã xa rời tính quyền uy và tính khai sáng, tiến vào nhục thể hóa, đọc thoại hóa, tự yêu hóa, dục vọng hóa, bỉ ải hóa (thấp hơn), tự biếm hóa, tiêu dùng hóa. Làm thế nào khiến văn hóa và tinh thần con người phát triển một cách sinh thái xanh hóa, cần phải xem xét cẩn thận và thực tiễn.

Thứ 3, sinh thái học chiều sâu là chủ nghĩa môi trường bề sâu cấp tiến (kích tiến).

Theo tôi, sinh thái học bề sâu là một loại triết học sinh thái có chiều sâu, nó thăng hoa thành trí tuệ sinh thái suy nghĩ “mang tính nhân loại” từ trong quan hệ giữa con người và thế giới hoặc quan hệ chiều sâu giữa con người và thế giới phi nhân loại, loại trí tuệ cao mang tính chỉnh thể này lấy quan hệ giữa con người và tự nhiên làm hạt nhân và căn bản của sự xem xét của nó, từ đó vượt qua truyền thống triết học đối lập nhị nguyên giữa chủ quan và khách quan phương tây. “Bản thân tự nhiên với tư cách là một bài thơ cụ thể là đầy hỗn độn. Tiết tấu và thi tiết từ một thời khắc chuyển biến sang một thời khắc khác. Nhưng chúng ta vĩnh viễn không phải là thuộc tính chỉ quyết định vật mà chúng ta nhìn thấy. Chúng ta hi vọng nhìn thấy kết cấu, và quyết định nó ở đâu. Khi chúng ta nhìn, thế giới cung cấp cho chúng ta trật tự. Chúng ta không chọn nơi sinh sống. Nó cho phép chúng ta sinh trưởng phồn vinh trong đó”(2). Thực ra, phía sau hiện tượng sinh mệnh vô cùng phong phú của thế giới này tồn tại một sức mạnh sinh mệnh căn bản và thâm trầm hơn, nó là tiền đề của tất cả mọi vật tồn tại trên thế giới.

Nhà lí luận sinh thái học chiều sâu căn bản thừa nhận hai nguyên tắc cơ bản, “nguyên tắc bình đẳng của trung tâm sinh thái” và “nguyên tắc tự mình thực hienj”. Xuất phát từ hai nguyên tắc này, sinh thái học chiều sâu trên phương diện quan hệ con người và tự nhiên kiên trì tư tưởng mang tính chỉnh thể của hệ thống sinh thái, phản đối độc lập chủ nghĩa cá thể hoặc nằm ngoài tính chỉnh thể. Từ đó phản kháng chủ nghĩa cá nhân và trên cá nhân của truyền thống phương tây. Sinh thái học chiều sâu thêm bước nữa cho rằng chỉnh thể có ý nghĩa mang tính quyết dịnh đối với cá thể, không có bất kì một cá thể nào có thể thoát li hệ thống chỉnh thể nhân loại mà tồn tại. (3).

Nguyên tắc bình đẳng của sinh thái học bề sâu có tính cao xa của “bình đẳng chúng sinh”, tất cả sinh mệnh và tồn tại đều có giá trị nội tại không thể tước đoạt, không thể thay thế. Con người không cao hơn bất kì chủng vật nào, mà chỉ là một bộ phận bình đẳng trong hệ thống sinh thái. Nó kiên quyết chống lại lập trường chủ nghĩa nhân loại trung tâm chỉ xuất phát từ lợi ích của nhân loại bóc lột tự nhiên. Cũng như vậy, sinh thái học bề sâu không hề bi quan về tương lai của nhân loại, mà là diễn ngôn lí luận trong nguy cơ môi trường đầy lạc quan về tương lai. Họ liên kết vấn đề nguy cơ sinh thái và viễn cảnh văn hóa, cố gắng làm lộ ra tâm lí văn hóa nhân loại và phạm thức chế độ làm thế nào ảnh hưởng đến sinh thái toàn cầu và thông qua phản tư sâu sắc chỉnh lí lại văn hóa nhân loại.

Tiết 5: Ý nghĩa của phê bình sinh thái đối với văn luận đương đại

Toàn cầu hóa của văn hóa phương tây là bắt đầu sự suy tàn tính phong phú đa nguyên văn hóa của nhân loại. Chế độ chính trị, chuẩn tắc nhân quyền, hệ thống tiền tệ, sự phát triển khoa học kĩ thuật của con người đều được toàn cầu hóa, đây là bảo đảm cơ bản cho việc nhân loại cùng tiến bộ. Nhưng hình thái văn hóa, cảm tính thẩm mĩ, tinhthaafn nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo phải giữ được đặc sắc riêng của mình, mất đi điều này sinh thái văn hóa sinh thái tinh thần nhân loại sẽ xuất hiện sự lệch lạc bản thể và đứt gãy lớn.

Sự đứt đoạn giá trị mang tính nhân loại và chỉnh hợp diễn ngôn trọng điểm đông tây

Văn luận phê bình sinh thái vừa xuất phát từ góc nhìn sinh thái học nghiên cứu quan hệ giữa văn học và hệ thống sinh thái vũ trụ vừa từ góc độ sinh thái học nhìn nhân phê bình văn học, nhấn mạnh góc độ sinh thái học cao hơn góc độ thẩm mnix, thẩm nmix phục tùng sinh thái, làm cho sinh thái và thẩm mĩ cùng đạt được sự giải thích tương tác lẫn nhau. Ở tầng sâu hơn xem xét phổ hệ sinh thái tinh thần nhân loại: Vấn đề “đứt gẫy giá trị mang tính nhân loại quấy nhiễu nhân loại, bất luận là Mĩ hay là châu Âu, đông nam á hay là châu phi, vấn đề chung phải đối mặt đều là  luân lí giá trị đương đại, hứng thú thẩm mĩ, tham vọng tâm tính và sự đứt đoạn chỉnh thể và suy đồi trên diện rộng của truyền thống. “đứt đoạn giá trị” truyền thống tạo thành nhân loại phải bắt đầu từ số 0, phủ định bản nguyên giá trị của vật chất khổng lồ, tài sản tinh thần và nồng hậu nhân loại mà quá khứ sáng tạo ra, làm cho cái gọi là “chủ nghĩa duy tân” luôn theo đuổi cái mới trở thành cái cớ để giải quyết triệt để truyền thống. Kết quả của nó khiến con người trở thành mất gốc, mất nguồn, mất bản, không nhà, thế là tìm nhà, về nhà, tinh thần phục quy – tìm cố hương và gia viên tinhthaafn nhân loại trở thành sự khắc họa chân thực của sinh mệnh tinh thần nhân loại hậu hiện đại.

Trên vấn đề văn hóa sinh thái và phê bình sinh thái, có một vấn đề quan trọng phải nêu ra. Đề xuất vấn đề văn hóa sinh thái, một mặt là tự phản tư sản sinh trong nội bộ tính hiện đại, mặt khác là sự uốn nắn trên một mức độ nào đó của văn hóa phương đông với văn hóa hiện đại phương tây. Từ góc độ lịch sử, cội nguồn văn hóa đông tây có duyên gắn bó. Một giai đoạn tương đối dài, Hi lạp cổ đại được xem là bản nguyên của văn minh phương tây. Trên thực tế, quan niệm coi văn minh Hi Lạp là truyền thống văn minh phương tây trong thời đương đại gặp phải ngày càng nhiều nghi ngờ. Ở một ý nghĩa nào đó, đây là thiên kiến văn hóa được hình thành do quan niệm chủ nghĩa phương tây là trung tâm. Hi Lạp là hình thái văn hóa phát huy rực rỡ sau một lần đứt gãy (trung đoạn) của văn minh phương tây. Văn minh phương Tây không chỉ có nguồn gốc từ Crete của Hi Lạp, hơn nữa có quan hệ mật thiết với khu vực cận đông cổ, đặc biệt là văn hóa lưu vực hai con sông Dijla và –Euphrates.

Nói thẳng ra, văn minh phương tây chịu ảnh hưởng rất lớn của văn minh phương Đông. Người phương Tây coi Hi Lạp là mở đầu của văn minh phương tây, và dùng các loại tự sự hiện đại diễn giải và khởi nguồn văn hóa này, thêm nữa coi văn hóa phương tây là ánh sáng sớm nhất của nhân loại một cách phiến diện. Sự thực nằm ở, văn hóa Hi Lạo với tư cách là văn minh từng thất lạc, là hình thái văn minh được coi là liên quán (xuyên suốt) được sáng tạo ra do nhu cầu hiện đại và toàn cầu hóa từ thời cận đại đến nay. Kì thực, văn minh phương tây vừa không phải là văn minh có tính liên tục, lại vừa không phải là hình thái văn minh trưởng thành độc lập, mà là văn minh chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Đông. Nhà sử học người Mĩ Durant trong “Lịch sử văn minh thế giới. Di sản phương đông” nói: “Chúng ta sở dĩ bắt đầu từ phương Đông, không phải là vì châu Á là nơi văn minh cổ nhất mà chúng ta thường biết, mà là vì Văn minh châu Á là bối cảnh và nền tảng hình thành văn hóa Hi lạp và La mã, mà Sir Henry Maine vẫn sai lầm cho rằng Hi Lạp và La mã vẫn là cội nguồn của văn minh hiện đại. Khi chúng ta biết phần lớn phát minh to lớn, tổ chức kinh tế và chính trị, khoa học và văn học, triết học và tôn giáo, đều đến từ Ai cập và phương Đông, chúng ta sẽ kinh ngạc không dứt”.

Sự xử lí quan hệ giữa con người và con người, xử lí quan hệ giữa con người và sức mạnh siêu tự nhiên trong văn minh lưu vực lưỡng hà và Ai cập đã gợi mở cho người phương Tây. Ở phương diện văn tự, nghệ thuật, tôn giáo…, văn minh phương Tây đã mượn rất nhiều từ văn minh cận đông: như kiến trúc học, trắc lượng học, thành kiến học (xây thành), kĩ thuật quân sự, thuật chế tạo, nghệ thuật điêu khắc đều là truyền nhập từ lưu vực lưỡng hà và Ai cập, và thiên văn học, toán học, hình học, tu từ học, lịch pháp, nghệ thuật buôn bán, sử dụng tiền tệ, kí kết điều ước quốc tế đều do văn minh lưỡng hà và Ai cập sáng tạo và lưu truyền. Trên ý nghĩa này, có thể nói, văn hóa phương Tây thậm chí cả tôn giáo đều có nhân tố phương đông, có mỗi quan hệ gắn bó với phương Đông, văn minh phương Tây do hấp thu văn minh tiên tiến phương Đông mà có được năng lược tinh thần. Chính là đặt con người vào trung tâm vũ trụ, nhấn mạnh “con người là thước đo của vạn vật” (lời của Protagoras), mới khiến người phương tây hiện đại và người Hi lạp cổ đại trong sự kiên trì chủ nghĩa nhân văn, dương cao nhân tính tìm được tiếng nói tinh thần chung.

Vì thế, văn hóa sinh thái ngày nay khiến văn hóa phương Đông một lần nữa sản sinh ảnh hưởng đối với văn hóa quan trọng (moyan) phương tây, sự lưu động và tác động lẫn nhau của diễn ngôn sinh thái này, thực sự là phúc âm (âm thanh tốt đẹp) giúp nhân loại thoát ra khỏi nguy cơ sinh thái và nguy cơ tinh thần”(1).

Văn hóa sinh thái lắng nghe tiếng chuông cảnh tỉnh của sự diệt chủng vật chủng

Các nhà nghệ thuật và mĩ học phương Tây những năm gần đây ra sức đề xướng văn hóa và mĩ học sinh thái, phương diện này có sự phản tỉnh về rất nhiêu vấn đề xuất hiện trong xã hội công nghiệp hoặc xã hội hậu công nghiệp, mặt khác cũng có sự ngăn chặn sự thấp hèn và đẫm máu xuất hiện quá nhiều trong nghệ thuật mấy chục năm gần đây. Trong sự mở rộng của toàn cầu hóa, mĩ học sinh thái này nhận được sự đồng tình rộng rãi của nhiều người. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: “từ thế kỉ này, đã có hơn 5400 loại động vật bị diệt chủng sớm trong sự thống trị của nhân loại, nhân loại ngày nay đã sớm vì sự sinh tồn mà đi từ tìm kiếm một cách có tiết chế từ tự nhiên sang tham vọng không có chút tiết chế nào. Nhân loạt đồng loạt giết hại động vật, không khí đẫm máu phủ khắp trời đất. Mà các loại động vật thì có hạn còn dục vọng của con người thì vô cùng. Cuồng vọng cướp bóc không tiết chế này đã phá hoại liên kết sinh vật của thế giới tự nhiên, cuối cùng sẽ khiến bản thân nhân loại cũng bị dồn đến chỗ tử vong”. Tôi nghĩ, nhân loại chắc chắn đã trở thành động vật hung tàn dã man nhất trên thế giới này, cuồng vọng ngược đãi và chiếm hữu cá nhân do cơ khí “hiện đại tính” mang lại khiến nhân loại rơi vào trong khó khăn ngược đãi và tự sát chưa từng có từ thời cổ đại. Kêu gọi đối đãi tốt với động vật là điều đáng để con người thế kỉ mới suy nghĩ sâu thêm.

Theo tôi, trong quan hệ căng thẳng giữa con người và động vật trong thời kì toàn cầu hóa, bản tính thích giết chóc này của con người, sự cổ vũ của chủ nghĩa Darwin xã hội này, thực tế đã khiến quan hệ hài hòa giữa con người và động vật bị bóp méo triệt để, khiến cho con người trở thành loài không ngừng dùng đủ loại lí do (chính trị, kinh tế, văn hóa, thậm chí cả nghệ thuật) yên tâm theo đuổi sự tàn sát lạnh lùng, tiến tới thao tác hóa, biểu diễn hóa giết chóc! Từ đó mà mất đi phép tắc cơ bản và tri thức chung nhân tính đồng nhất giữa con người và vạn vật. Không chỉ như vậy, cái tạo ra cảm giác đẫm máu này, trên thực tế là kẻ thúc đẩy bá quyền nhân loại hư danh của chủ nghĩa nhân loại trung tâm, cho rằng con người có thể ở trên tất cả mọi động vật một cách ấu trĩ, có thể tùy ý quyết định sinh tử của động vật, có thể đem ý chí của bản thân áp đặt một cách vô hạn lên động vật. Nhân loại đang lạm dụng huy chương của quyền lực thượng đế, đang trộng mầm họa chgo con người từ việc tách rời ra khỏi chỉnh thể dây xích sinh vật.

Phê bình sinh thái yêu cầu con người làm được: không ngừng giảm bớt dục vọng tham lam trong cốt tủy của con người, không mượn bất kì một mục đích đường hoàng nào để theo đuổi giết hại, không vì bất kì lí do nào để tạo ra cớ giết hại. Để thể hiện sự giầu có mà mặc những đồ lông thú, ở phương Tây đã trở thành tục xấu, hành vi gần như phạm tội nếu nhìn từ góc độ tổ chức bảo vệ môi trường. Cũng như vậy, vì tham lam khoái khẩu mà lạm sát động vật đã thể hiện cái nhìn ngắn và sự điên cuồng của nhân loại. Thời gian biểu báo thù của tự nhiên đã rút ngắn lại và điền đầy, 5400 loài động vật đã sớm bị tuyệt chủng dưới sự thống trị của con người, là một tiếng chuông cảnh tỉnh đối với tương lai khó nói bằng lời của nhân loại.

Hướng phát triển mới của văn hóa sinh thái đối với ý nghĩa sinh tồn của con người

“Tầm căn văn hóa” trên ý nghĩa mĩ học sinh thái của Redfield không giống với văn học tầm căn lấy việc tìm kiếm và tái hiện tinh thần dân tộc truyền thống, phong tục hương thổ làm đặc sắc, mà là lấy sự hồi cố và triển vọng của văn minh nhân loại làm khung cấu tứ vĩ mô, muốn dẫn dắt con người giác ngộ thế giới quan mới nào đó mà tác giả vững tin – tư tưởng của phong trào thời đại mới (new age). Vì thế, văn học tầm căn hậu kì thế kỉ 20 không chỉ là hiện tượng văn học, đồng thời cũng la hiện tượng văn hóa quan trọng thể hiện  phong trào tư tưởng dân gian phương tây.

Mấy chục năm gần dây, hình thái đời sống phương tây mô phỏng phương đông, đã xuất hiện xu thế “chủ nghĩa đời sống chậm rãi” rộng khắp thế giới. Năm 1986 nhà văn Ý Carlo Petrinin đã phát động và lôi kéo làn song “sống chậm” mang tính toàn cầu. Năm 1999, lần đầu tiên “đại hội quốc tế thành phố chậm” được tổ chức tại Orvieto của Ý. “Thành phố chậm” có nhiều không gian và đất xanh hơn mang đến cho con người cuộc sống nhà tàn vui vẻ với tiết tấu chậm, ở Ý có hơn 30 thành phố nhỏ gia nhập hàng ngũ “thành phố chậm”. Mấy năm gần đây, “trường học chậm” của Mĩ bắt đầu xuất hiện, University of California – Berkeley là một ví dụ tiêu biểu. Ở trường này không có cạnh tranh thục mạng, không có thời gian làm việc nghỉ ngơi nghiêm ngặt, và cái gọi là cơ chế cạnh tranh, sắp xếp thời gian lên lớp và giáo trình đều dựa theo nhu cầu của học sinh. Vì thế, mọi người vận động chầm chậm, hít thờ chầm chậm, ăn uống chầm chậm, láng nghe chầm chậm, thong thả ung dung làm việc, giao lưu với nhau hài hòa nhẹ nhàng, vui mừng thỏa mãn, chậm rãi hưởng thụ cuộc sống, đây là một cảnh giới rất cao.

Cũng như vậy, người phương Tây hấp thu tinh thần phương đông, dẫn đến mấy năm gần đây ở châu Âu đã xuất hienj “chủ nghĩa sống cực giản đơn”. Mọi người nhận ra rằng, con người đã rơi vào tuần hoàn ác tính của “gia pháp” tham lam, càng làm càng nhiều, càng nhiều càng làm, tiết tấu càng ngày càng nhanh, cuộc sống càng ngày càng bận rộn, sức sống càng ngày càng yếu đi, thời gian càng ngày càng ít. Do đó, người phương tây học tập phương Đông, bắt đầu thực hiện “phép giảm sinh mệnh”(sinh mệnh giản pháp) – Lão Tử nói thuận theo tự nhiên thì cái gì cũng có thể làm được. Con người cảm thấy cuộc sống vốn có thể giản đơn như vậy – mà sự thực thì cuộc sống vốn giản đơn như vậy!

Tóm lại, đối diện với chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa bá quyền văn hóa, chủ nghĩa sinh thái đề xướng phương thức sống giản đơn và phương thức tiêu dùng giản đơn mang ý nghĩa sinh thái văn hóa. Sự khuếch trương “thân thể” chủ nghĩa tiêu dùng và logic tiềm tại đồng chất hóa toàn cầu khiến cho chủ nghĩa tiêu dùng ngày một rõ ràng. Một số người phản đối chủ nghĩa tiêu dùng, cổ vũ phương thức sống sinh thái xanh cho rằng: cuộc sống hiện đại và hiện đại hóa không phải là nhà làu, xe hơi, virus, hoang mạc, bão cát, cuộc sống tốt đẹp thực sự không cần sự điêu khắc trang sức tốt nhiều công sức và sự hào nhoáng vật chất vượt nhu cầu. Ngày nay rất nhiều người đã nhận thức ra hạn chế của phương thức sinh tồn “thục mạng sản xuất, thục mạng tiêu dùng”, trong giai cấp trung sản lặng lẽ hưng khởi “cuộc sống giản đơn” – chuyển nhà về nông thôn, tự làm nhà gỗ, không sử dụng quá nhiều dụng cụ điện, kiếm tiền có hạn, ra sức hưởng thụ không khí và ánh mặt trời của đại tự nhiên. Nhà xã họi học cho rằng: “cuộc sống giản đơn” trở lại nguyên dạng, quay về với tự nhiên, “ít chính là nhiều” (less is more) ở thế kỉ 21 nó chắc chắn sẽ trở thành không khí phổ biến. Có lẽ, cuộc sống giản đơn, tiêu dùng giản đaown cũng giống như cuộc sống giản dị cuối đời của Tolstoi có thể sẽ lại thể hiện sự hấp dẫn của nó.

Thực ra, việc chinh phục vô tận của con người đối với không gian ngoại giới khiến con người trở nên càng ngày càng nhỏ bé. Các nhà khoa học hiện nay cơ bản có một quan niệm chung, đó là hệ mặt trời không chỉ là một, mà có 10 vạn. Chúng ta đối mặt với vô cùng của không gian và thời gian mênh mông, vũ trụ cũng không chỉ có một, mà có phức số - trên 10 hoặc trên 100. Trong vũ trụ phức số này, vật thể phát quang có 5%, có 95% vật thể không phát quang lặng lẽ quyết định vận mệnh của vũ trụ. Trong đó, con người chẳng qua chỉ là một hạt cát, bất kì một sự tình nào có thể làm, đối với vũ trụ mênh mông mà nói, đều vô cùng bé nhỏ.

Ngày nay các nhà khoa học phương Tây cảnh cáo mọi người rằng: môi trường trái đất đang ngày một xấu đi, các tầng băng Nam cực tan, một mặt phá hoại của nó sẽ làm cho bệnh dịch tồn hàng tram vạn năm trong băng sâu lan tràn, nhân loại không có bất kì sức miễn dịch nào đối với những mầm bệnh này; mặt khác, sau khi băng Nam Bắc cực tan, mặt nước biển tăng cao 20 mét, điều này có nghĩa là quốc gia ven biển như Nhật Bản sẽ chìm trong biển, Venice sẽ chìm dới đáy biển, rất nhiều thành phố ben biển đều sẽ bị nhấn chìm, rất nhiều vùng đồng bằng phì nhiêu hàng vạn năm của nhân lại đều sẽ chìm xuống đáy biển. Nếu mở rộng thành phố và tiêu thụ quá độ tài nguyên tự nhiên, tăng cao hiệu ứng nhà kính, tương lai thế giới sẽ không hề tươi đẹp. Vì thế, tương lai của nhân loại nên là tương lai mà cả đông tây đều phải cùng suy nghĩ, cũng là tương lai quy hoạch thế giới mới xuất hiện trong đối thoại đông tây.

Gợi ý của văn hóa sinh thái và sáng tạo mới chỉnh thể giá trị tinh thần

Nhà khoa học Nhật Bản Masaru Emoto đã làm một thực nghiệm: đặt một cốc nước, sau đó mở nhạc vô cùng thuần mĩ của Bach, Mozart, Beethoven, sau đó mang cốc đi dùng kính lúp soi, phát hiện phân tử nước trình hiện ra vẻ đẹp vô cùng huy hoàng, đem cốc nóc đặt trong âm nhạc chói tai hỗn tạo của nhạc Rock, kết cấu của phân tử nước đã phát sinh thay đổi kết cấu phân tử theo hướng xấu đi. Chúng ta đều biết, cơ thể người 80% là nước, vào trong âm thanh hỗn tạp phản sinh thái, làm sao lại không bị dị hóa (Đột biến gen) cho được? Cũng như vậy, phi nghệ thuật trở thành giáo hoàng chính trị khách đoạt chủ, nghệ thuật chân chính liền biến thành nghệ thuật bệnh tật.

Ngày nay, Quan niệm về sinh thái tự nhiên được người phương Tây đưa vào lĩnh vực giá trị nhân văn, bắt đầu nghiên cứu văn hóa sinh thái, triết học sinh thái, mĩ học sinh thái, nghệ thuật sinh thái. Điều này có nghĩa là nhân loại từ trong chiến thắng tự nhiên bất thường (trái tính trái nết, dở hơi) bắt đầu học cách tôn trọng tự nhiên và nhân tính. Văn hóa truyền thống Trung Quốc và nước ngoài về cơ bản là tôn sung vẻ đẹp hài hòa trung dung “thiên nhân hợp nhất”, cho nên bất luận là văn minh Hi lạp cổ đại hay là tinh thần văn hóa tiên Tần, đều đề xướng tinh thần hài hòa sinh thái của đạo trung dung. Hi lạp cổ đại phương Tây có tư tưởng “trung dung”: nhà toán học Pitago trong “Kim ngôn” có nói: “tất cả sự tình, trung dung là tốt nhất”; nhà triết học Democritus nói: “linh hồn bất định dao động từ một cực đoan này đến một cực đoan khác, là điều vừa không ổn định vừa không vui vẻ”; Socrates đã thảo luận về vấn đề “trung đạo”, Platon cho rằng cần có nguyên tắc “trung” để luận chứng chân lí tuyệt đối chính xác, Aristote trong “Chính trị học” và “Luân lí học Nikomachea”( Ethika Nikomachea), đã phân tích về “trung dung”: “Trung dung giữa quá độ và bất cập, giữa hai việc không tốt. Trong cảm thụ và hành vi đều có giới hạn bất cập và siêu việt nên có, đức hạnh lại tìm kiếm và lựa chọn trung gian. Trung dung là cái thiện cao nhất và cái đẹp cao nhất”. Có thể nói, Khổng Tử, Lão Tử, Không Tứ và Platon, Aristote trên quan điểm “trung đạo” rất gần gũi chí thú, không hẹn mà gặp, đã quyết định địa vị hạt nhân trong tư tưởng luân lí cổ điển Trung Quóc, phương Tây, ảnh hưởng nhiều hơn đến tiến trình phát triển 2000 năm nay của thế giới Trung Quốc phương tây.

Nhưng khi đối lập nhị nguyên hiện đại phản bội tinh thần đa nguyên “một phân ba” của Trung Dung, nghệ thuật hiện đại đã trở thành nghệ thuật “phản kháng”, nghệ thuật phương tây đã trở nên “xấu xí”. Mĩ học sinh thái kêu gọi, thế giới ngày nay không cần dùng tính hiện đại của “tính thẩm mĩ” để phản kháng tính hiện đại của “tính chế độ”, mà dùng cân bằng sinh thái để yêu cầu cân bằng sinh thái tinh thần của con người. Tinh hiện đại đã xuất hiện đứt đoạn của tính chế độ “dị hóa”, dẫn đến phương diện nghệ thuật đã xuất hiện đứt đoạn mang tính tinh thần, chỉ có thông qua điều chỉnh văn hóa sinh thái mới có thể tránh được việc dẫm lên vết xe đổ, mà tìm được đường xây dựng lại thân phận văn hóa.

Chúng ta phải loại bỏ tính thấp kém, hư vô của văn hóa hiện đại và nghệ thuật hậu hiện đại phương tây, bình tĩnh xem xét tương lai nhân loại liệu có thể chỉnh hợp yếu tố tương thông tinh thần trong văn hóa đông tây, trong lí giải lẫn nhau loại trừ tính tương tự tâm linh giữa văn hóa khác biệt được phát hiện trong việc hiểu sai văn hóa. Trong sáng tạo trên chỉnh thể sinh thái văn hóa chân chính, lấy ra tâm trí và dũng khí to lớn để giải quyết vấn đề mất cân bằng sinh thái tinh thần mà nhân loại đang cùng phải đối mặt, làm cho nhân loại cáo biệt chiến tranh lạnh, chiến tranh, bệnh dịch, tội ác, hướng tới xã hội và tự nhiên sinh thái xanh của thế kỉ mới, làm cho nhân tính mang sắc xanh của sinh mệnh hơn”(1).

Từ khóa:

Ecophilosophy: Triết học sinh thái

Eco-theology: thần học sinh thái

Ecological politics: chính trị học sinh thái

Ecological economics: Kinh tế học sinh thái

Ecological humanism: chủ nghĩa nhân văn sinh thái

Ecofeminism: Chủ nghĩa nữ tính sinh thái

Ecoliterature: Văn học sinh thái

Ecological art: nghệ thuật sinh thái

Ecosociology: xã hội học sinh thái

Ecological: Luân lí học sinh thái

Ecological anthropology: nhân loại học sinh thái

Ecological psychology: Tâm lí học sinh thái

Ecocriticism: phê bình sinh thái

Deep ecology: Chủ nghĩa sinh thái chiều sâu

Less is more: ít chính là nhiều

Chủ đề suy nghĩ:

Tính thực tiễn của văn hóa sinh thái là gì?

Thử miêu tả quỹ tích phát triển của lí luận sinh thái

Sự phát triển và đặc trưng cơ bản của phê bình sinh thái

Chủ trương lí luận và ngữ cản hiện thực của sinh thái học bề sâu

Văn hóa sinh thái có ý nghĩa gì đối với sinh tồn của con người.

 

Hết. Busan, 8-2015

(Đỗ Văn Hiểu sơ dịch từ cuốn “Đương đại tây phương tối tân văn luận giáo trình” của Vương Nhạc Xuyên, Nxb Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, 2008)

Cập nhật: 10/02/2016 - Lượt xem: 14

Bài cùng chuyên mục