Tiện ích


Thống kê truy cập

Văn học sinh thái và lí luận phê bình sinh thái (3)

Tác giả: Vương Nhạc Xuyên (王岳川) - Cập nhật: 03/02/2016

Đỗ Văn Hiểu dịch Văn học sinh thái là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa sinh thái. Văn hóa sinh thái bị biên duyên hóa trong tầng diện hình thái chế độ của nó, như vấn đề môi trường rất muộn mới thâm nhập vào phương diện suy xét chính trị và chế độ bảo vệ môi trường…, chú trọng bảo hộ sự chuyên biến hình thức của sản xuất vật chất, chuyển biến hình thức năng lượng, và trường cảnh sinh thái của chuyển biến phương thức sống của nhân loại, ra sức không làm cho nó trở nên xấu đi; văn hóa sinh thái ở tầng diện hình thái tinh thần, cố gắng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực giáo dục môi trường, sinh thái hóa phát triển khoa học kĩ thuật, triết học sinh thái, thần học sinh thái, văn học sinh thái, nghệ thuật sinh thái…

ĐẶC TRƯNG VÀ KHUYNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC SINH THÁI

Văn học sinh thái là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa sinh thái. Văn hóa sinh thái bị biên duyên hóa trong tầng diện hình thái chế độ của nó, như vấn đề môi trường rất muộn mới thâm nhập vào phương diện suy xét chính trị và chế độ bảo vệ môi trường…, chú trọng bảo hộ sự chuyên biến hình thức của sản xuất vật chất, chuyển biến hình thức năng lượng, và trường cảnh sinh thái của chuyển biến phương thức sống của nhân loại, ra sức không làm cho nó trở nên xấu đi; văn hóa sinh thái ở tầng diện hình thái tinh thần, cố gắng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực giáo dục môi trường, sinh thái hóa phát triển khoa học kĩ thuật, triết học sinh thái, thần học sinh thái, văn học sinh thái, nghệ thuật sinh thái…

Từ khi có văn tự ghi chép, văn minh nhân loại đã có hàng nghìn năm lịch sử, nhưng tổng số con người trên trái đất từ ban dầu 2000 vạn đã phát triển đến 6 tỉ, và những người đã mất đi lên tới hơn chục tỉ, những loài khác cùng tồn tại với con người phần lớn đã bị hủy diệt, một bộ phận đang nhanh chóng bị tuyệt chủng. Đối diện với thảm họa có tính thế giới này, những nhà tư tưởng của nhân loại vào cuối thế kỉ 20 đã phá bỏ thế giới quan chủ nghĩa nhân loại trung tâm trong truyền thống phương tây, trong việc đề cao văn hóa sinh thái đã cố gắng thức tỉnh ý thức sinh thái có tính toàn cầu. Có thể nói, văn hóa sinh thái chú trọng sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, đề xướng chủ nghĩa tự nhiên làm trung tâm, phản đối chủ nghĩa nhân loại trung tâm, đặc trưng văn học của nó nằm ở dùng tư tưởng sinh thái và góc độ sinh thái làm xuất phát điểm, đem văn học lấy tự nhiên làm gốc và văn học lấy con người làm gốc xếp ngang hàng nhau. Giáo sư đại học Havard Buyiell cho rằng: văn học sinh thái là văn học được viết “vì thế giới đang trong nguy cơ”. Văn học sinh thái ở một ý nghĩa nào đó là bật đèn đỏ phòng ngừa tai nạn sinh thái của nhân loại, là sự thể hiện các nhà văn thời đại toàn cầu hóa quan tâm đến sự nghiêm trọng của vận mệnh toàn cầu, và sự lo lắng vô hạn trong sáng tác, cũng là sự tự phản tỉnh giá trị sinh thái nhân loại trong nguy cơ thế giới đang phải đối mặt.

Thực ra, trong “Ông già và biển cả” của Hemingway, biểu hiện nhân loại trung tâm chủ nghĩa vô cùng rõ ràng: sự đối lập giữa “người” và “tgwj nhiên” là động cơ và tuyến cơ bản của câu chuyện, mấu chốt của tầng thứ này cho thấy sát hại và đấu tranh là quy luật căn bản của vũ trụ. Trong nước biển, con sứa bị rùa biển ăn, mà sứa cũng có thể phun chất độc bắt chiến lợi phẩm của mình; trên mặt biển, ông lão bắt, nhưng cá mập cũng có thể biến ông lão thành chiến lợi phẩm, ông lão dùng hết sức để chiến đấu: “…”. Hemingway thông qua đối lập giữa người và không phải người, chỉ ra quan hệ giữa hiện tực và tự nhiên, con người và con vật là quan hệ tàn sát lẫn nhau, không có người mạnh, cũng không có cái gọi là mục đích. Nhưng đến cuối cùng, con cá mà ông lão dùng cả sinh mệnh để đổi lấy, biến thành một bộ xương trắng, trở thành rác trôi lềnh phềnh, điều này đã tuyên bố sự thất bại của ông lão. Bất luận con người đã bỏ ra sự nỗ lực kinh thiên động địa thế nào, trong quy luật của vũ trụ vẫn vô cùng bé nhỏ và không đáng nhắc đến, hơn nữa, trong làn sóng thủy triều (ẩn dụ thời gian), tất cả đều mất hết dấu vết. Hemingway một lần nữa làm rõ, “tinh thần mĩ” cuối cùng của chủ nghĩa nhân loại trung tâm – con người chân chính là không thể bị hủy diệt, cho dù hành động của anh ta đã thất bại, nhưng về tinh thần vẫn bảo giữ được sự hoàn chỉnh nhân cách, vẫn vĩnh viễn không thất bại. Con người sở dĩ có được sự thắng loại sau khi bị phá hủy theo kiểu Kant, mấu chốt nằm ở thái độ của con người đối diện với hiện thực sau khi thất bại. Lực lượng bên ngoài chỉ có thể hủy diệt được thân xác con người chứ không thể hủy diệt tinh thần con người. Điều này thể hiện phong độ ưu nhã dưới áp lực lớn kiểu Hemingway, bảo giữ giá trị chân chính và sự tôn nghiêm của con người. nhưng, “tinh thần Mĩ” và tôn nghiêm cá thể của chủ nghĩa nhân loại trung tâm này, trong thời đại văn hóa sinh thái đã gặp phải sự hoài nghi của các nhà lí luận sinh thái. Có thể nói, “tinh thần Mĩ” này hàm chứa một diễn ngôn tiềm tại – Nhân loại là chủ của vạn vật, có thể chinh phục cải tạo vận vật trong vũ trụ. Mặc dù, đối diện với sự phá hoại ghê gớm môi trường đại tự nhiên, và tự nhiên báo thù gấp bội, con người đã cẩm thấy áp lực sinh thái và lo lắng sinh thái to lớn. Con người nhìn thấy cái gọi là sự “tiến bộ” toàn cầu mang tính hiện thực, điều nó mang đến là những khổ nạn vô tận của con người và tinh cầu không biết khinh trọng, vì thế, chủ nghĩa anh hùng chinh phục tự nhiên và tàn sát đang dần dần nhường chỗ cho sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Nhưng không phải tất cả tác phẩm viết về tự nhiêu đều có thể trở thành văn học sinh thái. Có người cho rằng, giải quyết văn học quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, can thiệp đến nghiên cứu quan hệ tương hỗ giữa con người và hoàn cảnh vật lí, hoàn cảnh sinh thái, hoàn cảnh xã hội, xã hội loài người lợi dụng tài nguyên tự nhiên, vai trò của hoạt động của nhân loại đối với thế giới tự nhiên,, vai trò của môi trường đối với con người và xã hội loài người.

Theo tôi, cái gọi là văn học sinh thái chủ yếu là chỉ những tác phẩm mẫn cảm góp phần phơi bày nguy cơ sinh thái thế giới hiện đại, phê phán quan điểm giá trị chủ nghĩa nhân loại trung tâm, phản tỉnh đối với nền văn minh hiện đại dẫn đến nguy cơ sinh thái. Văn học sinh thái không coi con người là trung tâm của thế giới tự nhiên, cũng phản đối coi lợi ích của con người là thước đo tuyệt đối phán đoán giá trị tự nhiên. Từ trong hậu quả của hết tai họa sinh thái này đến tai họa sinh thái khác, và cảnh báo nguy cơ sinh thái nhiều không kể hết nhận ra rằng, chỉ có coi lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái toàn cầu bao gồm tự nhiên và tinh thần là tiền đề cơ bản nhất và giá trị cao nhất của tương lai nhân loại, nhân loại mới có thể hóa giải một cách toàn diện nguy cơ sinh thái đang uy hiếp sự sinh tồn của toàn nhân loại, từ đó mới có thể điều chỉnh lại có lợi cho lợi ích lâu dài của nhân loại và trái đất sinh tồn hài hòa những lợi ích căn bản.

Trong lĩnh vực văn học sinh thái, có tác phẩm văn học sinh thái theo nghĩa rộng, tức là những tác phẩm văn học truyền thóng có ý thức văn hóa sinh thái, như tiểu thuyết “Walden” của Henry David Thoreau, “Tự khúc’ của William Wordsworth…Những tác phẩm này không trực tiếp nhắc đến từ khóa “sinh thái”, thậm chí cũng không đem hậu quả của nguy cơ sinh thái đẩy lên mức độ khiến người ta kinh sợ, nhưng trong tác phẩm không thiếu ý thức về sự hài hòa sinh mệnh giao hòa giữa con người và tự nhiên, không thiếu sự phê phán sâu sắc văn minh hiện đại đối lập, làm xa rời con người và tự nhiên; tác phẩm văn học sinh thái theo nghĩa hẹp là chỉ tác phẩm trong đó nhà văn có lập trường văn hóa sinh thái rõ ràng, tiên phong phản tư quan hệ giữa con người và tự nhiên, trực diện trực diện nguy cơ sinh thái hiện đại và phát đi thông điệp phê phán của mình, như “Bên bờ biển”, “Xuân cô đơn”của Carson , tác phẩm “Tầu trắng” của nhà văn Xô viết Aitmatov,tác phẩm “Bạn của trái đất” của nhà tiểu thuyết Mĩ Boyle, tác phẩm “Tự nhiên trong đô thị” và “Sự mê hoặc của rừng sâu”… của nữ văn sĩ Nhật Bản Kato….

Trong cái nhìn của văn học sinh thái, con người không chỉ tách rời tự nhiên, con người cũng tách tự ngã và xã hội – ngày nay, nhục thể trầm trọng nhưng linh hồn lại khinh phiêu, dường như chỉ có nhục thể đã an định rồi, thì linh hồn tiêu biến (trôi mất) cũng không quan tâm. Chúng ta có thể có được sự gợi ý từ vở kịch nổi tiếng “Thanh xuân cấp kị du hí” của nữ nhà văn Nga Razumovskaya:Trong đêm gió tuyết, bốn học sinh cấp ba sắp tốt nghiệp đến nhà cô giáo chúc mừng sinh nhật cô. Chúng hát bài hát mừng sinh nhật và mang đến quà sinh nhật và lời chúc phúc. Sau đó khi mấy học sinh đã nói rõ mục đích thực sự của chúng – vì thành tích thi quá kém, cho nên muốn lấy chìa khóa két bảo hiểm từ tay cô giáo để thay bài thi. Cô giáo choáng váng từ chối, hiểu ra ràng giáo dục mà mình tín ngưỡng đã hoàn toàn thất bại, bọn trẻ có thể bỏ mặt nạ bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích. Để triệt để đả kích cô giáo trên phương diện tinh thần, các học trò bắt đầu biểu diễn những thứ xấu xa: uống rượu, đập đồ, châm biếm chân lí và lương tâm, châm biếm hoàn cảnh của cô giáo, học sinh nam cuối cùng còn đứng trước mặt cô giáo biểu diễn cảnh cưỡng hiếp nữ sinh.  Giới hạn cuối cùng của sợi dây phòng vệ tinh thần đứt bung, cô ý thức được toàn bộ nền giáo dục Nga thực chất đã đào tạo ra một lớp tiểu thị dân tự tư tự lợi, trong cuộc đấu này cái duy nhất mà cô có thể dựa vào là lương tâm tối thiểu của con người, nhưng nó quá mỏng manh. Để ngăn chặn cưỡng hiếp nữ sinh, cô đưa chìa khóa tự giam mình trong phòng ngủ. Sự bi thương tuyệt vọng của cô giáo làm cho ba đứa trẻ khác bất giác tỉnh ngộ, chúng treo chìa khóa ở cửa phòng ngủ của cô giáo. Trời sáng, chúng phát hiện cô giáo đã treo cổ tự sát trong phòng ngủ. Bi kịch này làm mọi người kinh hoàng! Có thể nói, sự thất bại của giáo dục hiện đại, sự không có chỗ dựa của tinh thần, cảm giác trôi nổi của giá trị và chủ nghĩa coi trọng tiền bạc, là vì tính hiện đại khi nhấn mạnh tiền bạc, tốc độ và thời gian, đã từ bỏ trái đất thơ ý mà nhân loại sống dựa vào và nơi cứu rỗi tinh thần. Làm thế nào để quay trở về lí tính mới trùng cấu tinh thần, trở về trái đất khởi đầu của sinh mệnh, tiến vào thế giới ý nghĩa tìm kiếm tính khả năng mà bản nguyên dựa vào, trở thành sứ mệnh và lịch trình tâm lộ tất yếu của nghiên cứu mĩ học sinh thái.

Điểm xuất phát của văn học sinh thái là nhu cầu tâm linh của nhân loại, trong đó điều mà vĩ độ trung tâm muốn nắm vững là quan hệ sinh thành tương hõ giữa con người và tự nhiên, xem xét tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh tồn và tâm hồn con người. Riêng đối với sáng tác văn học sinh thái, chú trọng suy nghĩ sâu sắc của triết học sinh thái, làm sâu thểm thể nghiệm thẩm mĩ của văn hóa sinh thái, thu được phán đoán giá trị sinh thái chính xác, tìm kiếm phowng thức cảm tri mới của cảm giác “gia viên” trong thế giới; đối với sự cấu thành tác phẩm của văn học sinh thái, chú trọng chủ nghĩa tự nhiên trung tâm và sự hài hòa giữa con người và tự nhiên trong văn bản, thông qua tự sự văn bản làm mạnh thêm sự tu dưỡng của con người đối với tự nhiên, dưới sự dẫn dắt của văn bản tự sự, tìm kiếm tính khả năng có thể thoát khỏi nguy cơ sinh thái toàn cầu, trong sự phản tư giá trị của văn bản thu được sự tái tạo tâm linh của văn học sinh thái đối với con người; đối với việc đọc văn học sinh thái, nhấn mạnh thông qua đọc hiểu nâng cao thế giới quan tinh thần bên trong của tồn tại trong mẫu thể tự nhiên, đối với sự xấu đi của tự nhiên và khó khăn của trái đất có cảm giác nguy cơ như chính mình trải qua, thu được tư duy sinh thái  và cảm giác gia viên chính đáng, đồng thời kích thích thiên tính yêu sinh mệnh, hồi phục quan hệ hài hòa bên trong trong quan hệ giữa thế giới tinh thần và tự nhiên. “Chúng ta khi đọc tác phẩm văn học, đối với cơ thể phức tạp điều tiết vai trò tương hỗ giữa con người và môi trường được thể hiện trong văn bản có thể có lí giải mới. Nghiên cứu văn học có ý thức môi trường mang đến cơ hội sâu rộng hơn, mang theo sự mẫn cảm mới đối với tiếng nói tự nhiên để đọc tác phẩm văn học. Mấu chốt của sáng tạo và đọc văn học sinh thái là điều tiết lại mô hình tư duy trung tâm kiêu cạo của con người, từ đó không ngừng bước vào thế giới quan sinh thái trung tâm, từ đó có được cảm tri thẩm mĩ chính xác đối với khái niệm chỉnh thế toàn cầu đối với hình thức sinh mệnh và môi trường vật lí phi nhân loại.

Tính đặc thù của văn học sinh thái nằm ở chỗ nó bước ra trong tuần hoàn ác tính đối kháng – chinh phục – báo thù của con người và tự nhiên, biểu hiện trong hình thức văn học nhu cầu sắp xếp lại vị trí giữa con người và tự nhiên. Không ít tác phẩm văn học đã dự đoán tương lai khổ nạn của loài người và tính khả năng trong việc thoát khỏi khó khăn, trong cảnh báo văn hóa sinh thái thể hiện “viễn cảnh” con người và tự nhiên hòa làm một, ra sức quay về với tự nhiên để thoát khỏi khổ nạn sinh thái và hủy diệt nhân loại trong tương lai. Vì thế, văn học sinh thái không phải là sự miêu tả thông tường cảm giác thanh thản của con người và tự nhiên trong phong cảnh tự nhiên, mà là từ trong văn bản văn học làm lộ ra khó khăn lớn của nhân loại mà trước đây chưa bao giờ làm, và tăng thêm giải đáp thẩm mĩ đối với khó khăn của toàn bộ tương lai nhân loại, từ đó vượt lên sự xem xét về vấn đề cụ thể mà trực tiếp thâm nhập vào quan tâm đến tầng sâu của trí tuệ, kích phát tình cảm bên trong của quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên phi nhân loại, tìm kiếm con đường mới để con người và tự nhiên quay trở lại thế giới hài hòa tốt đẹp, tìm kiếm luân lí mới tự nhiên nhân loại bình đẳng trong sự phát triển của con người và tự nhiên.

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÊ BÌNH SINH THÁI

Phê bình sinh thái là một thể diễn ngôn mỗi người nói một kiểu. Phần lớn mọi người thừa nhận định nghĩa của Cheryll Glotfelty: “Phê bình sinh thái là phê bình bàn luận về quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên”. Các nhà phê bình sinh thái chú ý đến sự phá hoại sinh thái do hiện đại hóa tạo thành và sự xấu đi của sinh thái toàn cầu do hiệu ứng nhà kính tạo nên, múc độ nghiêm trọng của tình trạng này đã uy hiếp môi trường sinh thồn và phát triển tương lai của nhân loại. Thế là nhấn mạnh một phương diện từ góc độ văn hóa sinh thái, văn học sinh thái để nghiên cứu văn học, mặt khác từ góc độ kinh nghiệm thẩm mĩ văn học giải thích sâu sắc thêm khắc chế sự xấu đi của sinh thái đạt đến sự cân bằng sinh thái đảm bảo sự phát triển của nhân loại, đã trở thành sứ mệnh lịch sử mà các nhà tư tưởng văn học và sáng tác văn học phải đảm nhiệm trong thời đại toàn cầu hóa.

Thông thường cho rằng, khái niệm “phê bình sinh thái” do học giả người Mĩ William Rueckert lần đầu tiên đề xuất vào năm 1978, bài viết “Văn học và sinh t hái học:Một phác thảo thử nghiệm phê bình sinh thái” (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticism) của ông đăng trên số mùa đông tạp chí “Bình luận Iowa”, dùng khái niệm “phê bình sinh thái” “kết hợp văn học và sinh thái học” một cách minh xác. Năm 1992, “hội nghiên cứu văn học và môi trường” được thành lập ở đại học Nevada Mĩ. Năm 1994, Kroeber xuất bản cuốn chuyên luận “Phê bình văn hc sinh thái: tưởng tượng lãng mn và sinh thái hc tinh thn”, đề xướng “Phê bình văn học của sinh thái học” (ecological literary criticism) hoặc “Phê bình có khuynh hướng sinh thái học” (ecological oriented criticism). Năm 1995 tại đại học Colorado tổ chức hội thảo đầu tiên, một bộ phận báo cáo trong hội nghị xuất bản với tiêu đề “Đọc trái đất: khuynh hướng mới của nghiên cứu văn học và môi trường” (1998). Sau đó, các trước tác phê bình sinh thái xuất hiện như nấm.(1)

Năm 1996, tập bài viết về phê bình sinh thái lần đầu tiên được xuất bản tại Mĩ mang tên “Văn bản phê bình sinh thái” do Cheryll Glotfelty và Harold Fromm  chủ biên, tôn chỉ của nó là là “lần lượt thảo luận lí luận sinh thái học và văn học sinh thái, phê bình sinh thái văn học và phê bình văn học sinh thái”, làm cho phê bình sinh thái càng có đặc trưng và phạm thức của phê bình văn học. Trong lời giới thiệu, Cheryll Glotfelty định nghĩa thêm về phê bình sinh thái: “Phê bình sinh thái nghiên cứu quan hệ giữa văn học và môi trường vật lí. Giống như phê bình chủ nghĩa nữ quyền từ góc độ ý thức giới tính khảo sát ngôn ngữ và văn học, phê bình chủ nghĩa Mac đem phương thức sản xuất và giai cấp kinh tế vào đọc văn bản, phê bình sinh thái vận dụng phương pháp lấy địa cầu làm trung tâm nghiên cứu văn học”.

Mùa hè năm 1999, “Tân văn học sử” là chuyên san về phê bình sinh thái, tổng cộng đăng 10 bài chuyên về phê bình sinh thái, năm 2000 những chuyên luận về phê bình sinh thái chủ yếu có tuyển tập “Lĩnh vực rộng lớn của nghiên cứu văn học theo khuynh hướng tự nhiên” do giáo sư Murphy chủ biên, “Tuyển tập mới về phê bình sinh thái” do Tallmadge chủ biên, “Bài ca của trái đất” của Bethe. Năm 2001, Lawrence Buell xuất bản cuốn “Viết vì thế giới đang lâm nguy: văn học , văn hóa, môi trường nước Mĩ và các quốc gia khác.”, Maizel chủ biên cuốn “Thế kỉ của phê bình sinh thái”. Đầu năm 2002, Nxb Đại học Virginia long trọng giới thiệu bộ sách phê bình sinh thái: “Bộ sách tìm tòi phê bình sinh thái”. Lofgren người Mĩ cuối năm 2003 đã xuất bản cuốn “Phê bình sinh thái thực dụng”, Garrard người Anh tháng 8 năm 2004 cho xuất bản cuốn “Phê bình sinh thái”.

Định nghĩa “Phê bình sinh thái” có rất nhiều, mỗi người một kiểu nên rất khó định luận. Trong “Đọc trái đất”, Branch nói: “Phê bình sinh thái không chỉ là một cách thức phân tích tự nhiên trong văn học, nó còn là hướng tới thế giới quan sinh vật trung tâm hơn, hướng tới một sự mở rộng luân lí học, mở rộng quan niệm có tính nhân loại về thể chung toàn cầu mở rộng đến có thể dung nạp phương thức sống và hoàn cảnh vật lí. Giống như chủ nghĩa nữ quyền và phê bình văn học Mĩ kêu gọi  biến hóa văn hóa, tức là giống như thông qua làm rõ tính hạn hẹp của quan điểm thời kì đầu, nỗ lực thúc đẩy hình thành thế giới quan bao dung hơn, phê bình sinh thái thông qua khảo sát tính hạn hẹn của giả định văn hóa liên quan đến thế giới tự nhiên đã hạn định như thế nào đối với năng lực phương diện sinh thái có thể đảm bảo xã hội loài người phát triển, hô hào cải biến văn hóa”.

Lawrence Buell giáo sư khoa Văn học Anh đại học Havard trong cuốn: “Tưởng tượng môi trường: Thoreau, viết về tự nhiên và cấu thành của văn hóa Mĩ” đã đem tinhthaafn sinh thái xuyên thấm vào trong tầng sâu sơn của lí luận văn học và văn học. Trong chuyên luận được coi là “Cột mốc của phê bình văn học sinh thái”, Buell chỉ ra một khuynh hướng chủ yếu trong văn học và phê bình từ thế kỉ 20: “sự tiêu biến của vĩ độ hệ thống đối với thế giới chân thực”. Buell cho rằng: phê bình sinh thái thông thường là sự khai mở trong tinh thần thực tiễn của phong trào môi trường. Nói một cách khác, các nhà phê bình sinh thái không chỉ coi mình là người theo đuổi hoạt động học thuật. Họ quan tâm sâu sắc tới nguy cơ môi trường hiện nay, rất nhiều người còn tham gia vào các hoạt động cải thiện môi trường, họ còn tin tưởng, khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là nghiên cứu văn học và văn hóa có thể cống hiến cho việc lí giải và cứu vớt nguy ngơ môi trường. Phê bình sinh thái là khoa học liên ngành. Chủ nghĩa hình thức tuyên dương mĩ học hoặc tính tự túc trên phowng diện khoa học thì không thể trở thành nhà phê bình sinh thái. Phê bình sinh thái thu nạp mô hình giải thích từ nghiên cứu khoa học, địa lí nhân văn, tâm lí học phát triển, xã hội nhân loại học, triết học (luân lí học, nhận thức luận, hiện tượng học), sử học, tôn giáo, và giới tính, nghiên cứu chủng tộc. Kết quả của nó hiển nhiên là giữa các nhà phê bình sinh thái khác nhau xuất hiện sự khác biệt lớn về phương pháp luận. Cùng với sự lớn mạnh của phong trào sinh thái, “hàm nghĩa của thuật ngữ “phê bình sinh thái” càng ngày càng phức tạp. Ban đầu được sử dụng nó là những học giả văn học nghiên cứu văn viết về tự nhiên và thơ ca về tự nhiên, những tác phẩm này chú ý đến thế giới phi nhân loại và quan hệ giữa nó và con người. Tương ứng với nó là giả thiết lí luận của các nhà phê bình sinh thái giai đoạn đầu cũng giản đơn hơn bây giờ rất nhiều. Ví dụ, rất nhiều nhà phê bình sinh thái thời kì đầu cực lực phản đối lí luận có tính văn bản hiện đại, và tuyên xưng nhiệm vụ hạt nhân của phê bình sinh thái là nhấn mạnh văn học nên làm cho độc giả quay lại “tiếp xúc” với tự nhiên.

Nhìn chung có thể nói, “phê bình sinh thái” là phương thức lí luận phê bình văn nghệ thâm nhập vào vấn đề sinh thái từ tóc độ phê bình văn học. Một mặt muốn giải quyết vấn đề quan hệ tầng sâu giữa văn học và môi trường tự nhiên, mặt khác muốn chú ý đến quan hệ bên trong giữa văn học nghệ thuật và sinh thái xã hội , sinh thái văn hóa, sinh thái tinh thần. Phê bình sinh thái quan tâm đến vấn đề văn bản làm thế nào cự tuyệt, triển thị, hoặc kích phát thiên tính yêu sinh mệnh mãnh liệt của nhân loại: “khuynh hướng nhân loại nội tại tập trung trong tiến trình sinh mệnh hoặc trong tiến trình sinh mệnh tương tự, kích phát tưởng tượng và tình cảm về quan hệ giữa chúng ta và thế giới tự nhiên phi nhân loại. Sau khi tôn giáo tín ngưỡng mang lại cảm giác an toàn, những âu lo mang tính hiện đại, những vỡ vụn và hỗn loạn của thời hậu hiện đại, các nhà văn bắt đầu tìm kiếm con đường mới để nhân loại quay về với thế giới, tìm kiếm con đường mới của luân lí thận trọng mà cùng có lợi của sự phát triển giữa chúng ta và tự nhiên. Vì thế, một động lực quan trọng của phê bình sinh thái chính là định vị, mở rộng và thảo luận sự theo đuổi biểu hiện trong hình thức văn học”(1). Phê bình sinh thái vận dụng quan điểm sinh thái học hiện đại khảo sát quan hệ giữa văn học nghệ thuật và tự nhiên, xã hội và trạng thái tinh thần con người, đồng thời vận dụng biện pháp tự sự như tưởng tượng văn học thấu thị văn hóa sinh thái, tìm tòi trạng thái sinh tồn thi hóa của con người trong thế giới, xem xét quan hệ giữa ba yếu tố: con người, tự nhiên, nghệ thuật và phê bình – phản tư về quan hệ chinh phục và báo thù giữa con người và tự nhiên, xác định nguyên tắc nhân văn đối với phê bình nghệ thuật sinh thái, suy diễn đối với vấn đề trung tâm chủ thể hiện đại và cấu tạo mới của giá trị đa nguyên. Chính ở điểm này, tôi đồng ý với điều mà người biên soạn cuốn “Đọc trái đất” nói: “Một vai trò quan trọng của phê bình văn học mang tính mẫn cảm sinh thái chính là ở nó có một loại tiềm năng, thúc đẩy toàn bộ các thành viên nhân loại bồi dưỡng yếu tố sinh thái nhân văn sâu đậm hơn”. (2).

Theo tôi, phê bình sinh thái có một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất: phê bình sinh thái lấy vấn đề sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học làm chủ, muốn trong tác phẩm thể hiện động hướng phức tạp của con người và thế giới tự nhiên, quan hệ tương tác giữa văn học và môi trường tự nhiên. Phê bình sinh thái trong phê bình văn học tần suất sử dụng tăng lên và phạm vi sử dụng không ngừng mở rộng, do đó phê bình sinh thái đã trở thành thuật ngữ quan trọng của lí luận văn học đi vào từ điển thuật ngữ văn luận phương tây.

Thứ 2: phê bình văn học cũng có thể từ góc độ văn hóa sinh thái đọc lại kinh điển văn học truyền thống, từ đó tìm ra ý nghĩa văn hóa sinh thái và ý nghĩa mĩ học sinh thái từng bị che lấp, và xây dựng lại mối quan hệ thẩm mĩ thi ý giữa con người và tự ngã, con người và người khác, con người và xã hội, con người và tự nhiên, con người và trái đất.

Thứ 3: phê bình sinh thái đối với vấn đề tính chủ thể của con người trong sáng tác nghệ thuật bảo giữ lập trường “chính trị chính xác” – vừa không thể có lập trường chủ nghĩa nhân loại trung tâm, vừa không thể là lập trường chủ nghĩa tự nhiên tuyệt đối, mà là chú trọng quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, chủ trương nhân loại chuyển biến từ “ý thức tự ngã” sang “ý thức sinh thái”. Con người và trái đất có quan hệ hòa hợp sinh mệnh cùng tồn vong, nhân loại không thể là chú tể của muôn loài nữa, mà là một thành viên trong muôn loài trên trái đất, cùng sinh tử với các thành viên khác trong thế giới tự nhiên.

Thứ 4: phê bình sinh thái liên kết nghiên cứu văn học và khoa học sinh mệnh, từ hai lĩnh vực nghiên cứu văn học và tự nhiên, chú trọng từ góc độ phát triển xã hội loài người và biến đổi môi trường sinh thái thâm nhập vào tầng diện văn học, từ đó làm cho phê bình sinh thái có đặc tính liên ngành văn học. Phê bình sinh thái là phản tư văn học sau khi nhân loại đối diện với tai họa sinh thái, là các nhà văn học nghệ thuật  sự định vị lại vị trí của con người trên trái đất, là sự tính toán lại những cực đoan mang tính hiện đại phương tây của các nhà tư tưởng.

Thứ 5, phê bình sinh thái khi tiến hành quan chiếu đối với hiện tượng văn hóa sinh thái, đã kế thừa hình thái ý thức cách mạng xanh, nhấn mạnh không thể xa rời tinh thần văn học và diễn ngôn văn học, cần phải cố hết sức có thể tại tầng diện hình thức văn bản văn học và thủ pháp nghệ thuật triển khai tự sự diễn ngôn, thông qua thủ pháp cái đẹp hình thức của sáng tác mang “tính văn học” để thể hiện ra tinh thần văn hóa sinh thái.

Thứ 6: Nội dung của phê bình sinh thái yêu cầu trong tầm nhìn song trùng của bản chất sinh mệnh và địa cầu, khảo sát trạng thái tồn tại quá khứ và tương lai của con người. Góc nhìn này liên kết nghiên cứu văn học đã rơi vào chủ nghĩa hình thức và vấn đề sinh tồn với đầy những nguy cơ của trái đất. Văn học từ đó có thể từ bỏ trò chơi văn tự của chủ nghĩa hình thức, xốc lại tinh thần từ trong đủ các loại diễn ngôn phê bình hóa giải ngôn ngữ.

Tóm lại, phê bình sinh thái coi quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên là lĩnh vực nghiên cứu của mình, một mặt nó buộc phải nghiên cứu “tính văn học”, mặc khác lại phải tiếp cận vấn đề “tính sinh thái”. Sự chỉnh hợp giữa “tính văn học” và “tính sinh thái” khác với phê bình văn học hoặc lí luận văn học khác. Phê bình sinh thái tràn dầy hi vọng đối với tương lai nhân loliaj, và không ngừng hô hào thái độ sinh tồn lạc quan thi ý, loại bỏ “sự tuyệt vọng về tương lai”, từ đó làm rõ đặc điểm tinh thần lạc quan chủ nghĩa của phê bình sinh thái.

Tất nhiên, sự xuất hiện của bát kì lí luận mới nào đều có những điểm không đầy đủ thậm chí mù mờ về lí luận, phê bình sinh thái cũng không ngoại lệ. Mô hình phê bình mới này cùng với việc thu hút được sự chú ý rộng rãi của giới nghiên cứu, cũng bị phê bình rộng rãi của xã hội. Dana Phillip trong cuốn “Bản chất của sinh thái luận” đã nêu ra một số dị nghị đối với phê bình sinh thái, cho rằng phê bình sinh thái là bình cũ rượu mới, trên phương diện lí luận không có gì là mới mẻ, mà chỉ là dùng thuật ngữ thời thượng lòe công chúng mà thôi; phê bình sinh thái vẫn không hình thành được hệ thống lí luận của riêng mình, sự khuyết thiếu căn cứ lí luận của nó làm nó chẳng qua chỉ trở thành diễn ngôn tự thuật kích động mà thôi; phê bình văn học sinh thái đầy dã tâm, muốn đương nhiên đem thuyết tiến hóa tương đối phức tạp và lí luận sinh thái vào trong phê bình văn học và rất khó tiêu hóa. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, phê bình sinh thái vẫn bước ra khỏi sự “thổi phồng văn bản”, “trò chơi diễn ngôn” của văn luận phương Tây”, bắt đầu cuối xuống trái đất sinh dưỡng tử táng, trực tiếp quan tâm đến môi trường chân thực sinh tồn của nhân loại, đây là sự thực không thể phủ nhận.

(còn nữa)

(Đỗ Văn Hiểu sơ dịch từ cuốn “Đương đại tây phương tối tân văn luận giáo trình” của Vương Nhạc Xuyên, Nxb Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, 2008)

Cập nhật: 09/02/2016 - Lượt xem: 383

Bài cùng chuyên mục