Đỗ Văn Hiểu dịch
Theo tôi, vấn đề văn hóa sinh thái là sự khảo biện khoa học liên ngành về vận mệnh nhân loại và tự nhiên, là sự bắt đầu sau khi nhân loại phản tư sinh thái tự nhiên, tiến tới phản tư sinh thái văn hóa. Quan niệm tự nhiên sinh thái được người phương tây trên vấn đề tính hiện đại ý thức được không thể tiếp tục như người mù sờ voi, ngược lại bắt đầu nghiên cứu văn hóa sinh thái, triết học sinh thái, mĩ học sinh thái, nghệ thuật sinh thái. Điều này có nghĩa là nghệ thuật truyền thống bị tính hiện đại trấn áp nên trở lại tăng thêm bình giá, giải thích giá trị tâm linh nhân loại của nó.
- NHÌN THẲNG VÀO NGUY CƠ SINH THÁI TỰ NHIÊN VÀ NGUY CƠ SINH THÁI TINH THẦN CỦA NHÂN LOẠI
Theo tôi, vấn đề văn hóa sinh thái là sự khảo biện khoa học liên ngành về vận mệnh nhân loại và tự nhiên, là sự bắt đầu sau khi nhân loại phản tư sinh thái tự nhiên, tiến tới phản tư sinh thái văn hóa. Quan niệm tự nhiên sinh thái được người phương tây trên vấn đề tính hiện đại ý thức được không thể tiếp tục như người mù sờ voi, ngược lại bắt đầu nghiên cứu văn hóa sinh thái, triết học sinh thái, mĩ học sinh thái, nghệ thuật sinh thái. Điều này có nghĩa là nghệ thuật truyền thống bị tính hiện đại trấn áp nên trở lại tăng thêm bình giá, giải thích giá trị tâm linh nhân loại của nó.
Tính hiện đại bao gồm “tính hiện đại chế độ” và “tính hiện đại thẩm mĩ”, hai tính hiện đại này thường phát sinh đối lập và chia cắt. “hiện đại hóa chế độ” khiến con người không ngừng dị hóa. Trước kia chế tạo một gốc vít, từ nung sắt đến thành phẩm một người hoàn thành. Con người trong thực hiện bản kế hoạch ban đầu đến sản phẩm cuối cùng, đã thể hiện tính hoàn mĩ của việc sáng tạo bản thân. Nhưng hiện nay giống như vở “Thời đại trèo cao” do Chaplin biểu diễn, con người bị phân công thành chiếc ốc vít cả đời chỉ biết vặn, con người chỉ là một công đoạn trong dây chuyền sản xuất lớn mang tính hiện đại, con người đã bị “dị hóa”. Trong tính hiện đại chế độ, sau khi con người “dị hóa”, tính hiện đại thẩm mĩ của nghệ thuật không muốn “dị hóa” theo, liền bắt đầu phản kháng “dị hóa”. Do tính hiện đại thẩm mĩ lấy phơi bày phản kháng “dị hóa” làm cương lĩnh, phương thưc hản kháng của nó là chuyển “thẩm mnix” nghệ thuật thành “thẩm xú” – không muốn nhìn thấy nghệ thuật xưa ca tụng vẻ đẹp của cuộc sống điền viên, mà biến nghệ thuật thành nghệ thuật của “sự phản kháng” – nghệ thuật biểu trưng cái xấu hơn cả hình thái cuộc sống: con người trong tranh của trường phái lập thể đã trở thành con người có ba mắt; con người trong “Hô hào” của Edvard Munch đứng ở đầu cầu kinh hoàng cực độ, đến mức mắt, đầu đều biến hình lớn; tranh của “trường phái dã thú” trong sự khoa trương biến hình thể hiện ra nỗi sợ chiến tranh và lo sợ về tương lai, tất cả đều là xấu xí.
Thẩm mĩ truyền thống là vẻ đẹp hài hòa “thiên nhân hợp nhất”, cho dù là nghệ thuật phương tây hay là nghệ thuật phương đông, nghệ thuật Hi La cổ hay nghệ thuật tiên Tần, hoặc là nghệ thuật thời đại Phục Hưng, phần lớn đều là nghệ thuật đề cao cái đẹp. Con người tán thưởng sự tinh diệu của “Sự ra đời của Weinasi”, “Mona Lisa”, “Người lái đò trên song Fuerjia”, cảm động về sự thuần khiết của nhạc Bahe, Mozart, Beetoven. Nhưng đến nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật “bi thương” như alter Benjamin từng nói, nghệ thuật “phản kháng” nhưng Herbert Marcuse nói, nghệ thuật phương tây đột nhiên biến thành “xấu xí”: hội họa và âm nhạc sau khi bước vào tính hiện đại, liền biến thành hình thức không hài hòa vô cùng nhức mắt, nhức tai. Đặc biệt vì, ở nghệ thuật của Herbert Marcuse không còn là thẩm mĩ, nghệ thuật đã biến thành phản kháng”.
Nên làm thế nào để nhìn nhận phương diện tốt của văn hóa phương tây và cảnh giác với phương diện “xấu” đây? Nếu như làm cho tất cả nghệ thuật trở nên bẩn, loạn, kém liệu có được không? Đương nhiên không thể! Vì điều này ngoài trò chơi và giả trang, không có nhiều sự ra đời của tư tưởng mới, không có sự định vị chính xác đối với hướng đi của toàn bộ lịch sử văn hóa và lịch sử nghệ thuật phương tây. Thẩm “xú” là một kiểu phản kháng đối với tính hiện đại của tính chế dộ phương tây, dùng “tính hiện đại thẩm mĩ” để phản kháng “tính hiện đại chế độ” đang hướng đến phụ diện của mình – nghệ thuật trở thành nghệ thuật ác tâm (phản cảm) mất đi giá trị của mình – nghệ thuật xấu xí dần dần bị con người ghét và từ bỏ. Điều tôi muốn nói là, chúng ta không nên đi theo phương tây trên con đường không có đường về, mà nên dùng tinh thần văn hóa sinh thái xem xét lại tính khả năng phát triển tương lai của nghệ thuật thế giới, một mặt yêu cầu cân bằng sinh thái tự nhiên, mặt khác yêu cầu cân bằng sinh thái tinh thần con người. Con người thế kỉ mới vì sao phải làm cho mình “phân liệt”, làm cho nghệ thuật trở thành điên cuồng? vì sao không thể vượt qua tai nạn (biduan) của tính hiện đại phương tay để nhìn thẳng vào thân phận mình? Vì sao không thể suy nghĩ tránh được cách làm thất bại đoạn liệt tính chế độ theo kiểu “dị hóa” tính hiện đại phương tây, bắt đầu sửa chữa phục hồi đoạn liệt tinh tinh thần của nghệ thuật nhân loại?
Mĩ học văn hóa sinh thái phải cấu tạo lại phương thức sống giản đơn. Vì sự khuếch trương “thân thể” của chủ nghĩa tiêu dùng và logic tiềm tại đồng chất hóa toàn cầu, làm cho chủ nghĩa tiêu dùng trên toàn thế giới dần dần hiện rõ. Những người phản đối chủ nghĩa tiêu dùng, khuếch trương phương thức sống sinh thái xanh cho rằng:cuộc sống hiện đại hóa hoặc cuộc sống hiện đại không phải là nhà lầu, xe hơi, bệnh tật, hoang mạc, bão cát, cuộc sống thực sự tốt đẹp không cần sự khắc trang sức của quá nhiều nhân công và sự khoa trương vật chất quá thừa. Rất nhiều người phương tây ngày nay nhận thức được hạn chế (biduan) của phương thức sinh tồn “thục mạng sản xuất, thục mạng tiêu dùng”, trong giai cấp trung tư sản lặng lẽ dấy lên “cuộc sống giản đơn” – chuyển nhà về nông thôn, tự đóng nhà gỗ, không sử dụng quá nhiều máy điện, kiếm “thu nhập” có hạn, ra sức hưởng thụ không khí, ánh nắng trong đại tự nhiên. Các nhà xã hội học cho rằng: “cuộc sống giản đơn quay trở về với cái thuần phác chân chất, về với tự nhiên, “ít chính là nhiều” (less is more), trong thế kỉ 21 phải trở thành không khí phổ biến. Có lẽ cuộc sống giản đơn, tiêu dùng giản đơn cũng chính là giống như cuộc sống mộc mạc cuối đời của Tolstoi có thể sẽ lại thể hiện sức hấp dẫn của tinh thần.
Sự phát triển văn hóa nhân loại thế kỉ mới đang dần dần hướng tới lí tính hóa rõ ràng, điều này có nghĩa là lương tính hóa, sinh thái hóa, xin hình hóa, cảnh giới hóa của sự phát triển văn hóa, tức là từ bỏ hứng thú dung tục, hướng đến theo đuổi cá thể tinh thần độc lập đối thoại với tâm linh mình, nhìn lại chỗ độc đáo của tâm linh cá thể. Con người luôn cô độc, trong sự cô độc con người có thể thoát khỏi sự nặng nề của nhục thể hóa và sự quấy nhiễu của thế giới bên ngoài, trở về với sự vui vẻ an nhàn của trái tim và tâm tính bản nguyên. Nên cố gắng làm rõ ý nghĩa của sinh tồn cá thể trong đời sống hàng ngày, làm rõ tính tinh thần tồn tại của con người trong thế giới vật chất, đem lại không gian phản tư và hồi quy cho sự sinh tồn của nhân loại.
Tôi kiên tâm cho rằng, sự thiếu vắng của tư tưởng phương đông, kinh nghiệm phương đông là sự khuyết thiếu của nhân loại, tính hài hòa của kinh nghiệm phương đông, tính bao dung của diễn ngôn phương đông có thể điều chỉnh chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa tiêu dùng mang tính hiện đại phương tây, bình đẳng truyền bá trên toàn thế giới kinh nghiệm có ích của mình và tạo phúc cho nhân loại. Phương Đông đặc biệt là tinh hoa tư tưởng trong ăn hóa Trung Quốc như tư tưởng hài hòa xanh (lục sắc), tư tưởng biện chứng, tư tưởng mơ hồ tổng hợp, tư tưởng coi trọng tính bản nguyên và tính khác biệt, nhấn mạnh “nhân giả ái nhân”…, những tư tưởng này là sự nuôi dưỡng hoặc bổ sung đối với phương tây. Hoàn toàn khác với kinh tế học nhấn mạnh sự chinh phục của con người đối với tự nhiên và sự theo đuổi với mức độ lớn nhất giá trị thặng dư, trong thời kì “hậu Đông phương chủ nghĩa”, có mĩ học sinh thái của tư tưởng phương Đông và văn hóa sinh thái đang hóa giải xung đột giữa người với người khác, người và bản thân, người và tự nhiên. Từ đó, chúng ta không khó lí giải vì sao cuối đời Heideger phải quan tâm đến tư tưởng Trung Quốc trong “Đạo đức kinh” của Lão Tử? Vì sao Roland Barthes muốn thoải mái bàn luận thơ Haiku, thư pháp của Nhật Bản và vấn đề hư vị của thiên hoàng ở trung tâm Tokio? Vì sao Dedira muốn đến Trung Quốc đại đàm vấn đề “phẫn nộ” và hiện tượng văn hóa Trung Quốc? Vì sao Sayyid trên giường bệnh vẫn vô cùng chú ý đến Trung Quốc phương đông ở nơi xa xôi. Là vì sao khiến họ có cảm hứng như vậy đối với phương Đông? Ngoài việc sống dậy kinh tế phương Đông, đương nhiên là “tính khác biệt” văn hóa. Văn hóa khác biệt khiến cho những nhà tư tưởng hàng đầu của phương Tây bắt đầu chú ý hoàn toàn mới đối với phương Đông. Nếu như chúng ta cái gì cũng “mang về dùng” mà không “xuất ra”, văn hóa đông tây sẽ xuất hiện vấn đề mất cân bằng sinh thái văn hóa. Có thể cho rằng, phương tây đang hấp thu tinh thần văn hóa phương Đông và theo đuổi chỉnh hợp mới văn hóa nhân loại. Nói cách khác, giới tri thức phương tây thế kỉ mới sẽ chuyển hướng chú ý đến phương đông, mang đến dũng khí để bình giá lại tất cả giá trị và lại tìm kiếm sự kết hợp văn hóa giá trị mới của văn hóa tương lai nhân loại, cho mô hình tư duy chủ nghĩa trung xin phương tây và mô hình nhận thức khoa học xã hội, và giới tri thức phương đông bị chủ nghĩa trung tâm phương tây đẩy ra bên lề.
III. PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÍ LUẬN SINH THÁI
Đối diện với nguy cơ sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần, văn hóa sinh thái đã ra đời. Sự ra đời với tư cách là lí luận văn hóa sinh thái của lịch sử học thuật vào thời điểm nào? Giới học thuật vẫn chưa xác định rõ ràng.
Từ “Sinh thái học” được phái sinh từ từ oicos (phòng, nơi ở) trong tiếng Hi lạp, từ sớm đã xuất hiện trong tiếng Đức, tức là die Okologie, tiếng Anh là the ecology. Chủ nghĩa sinh thái không phải xuất hiện từ con số khong. Tư tưởng của nó có quan hệ mật thiết với phong trào chủ nghĩa lãng mạn thế kỉ 18. Năm 1858 cuốn sách “Walden” của nhà văn Thoreau người Mĩ đã thể hiện quan niệm của mình về sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Ông từ góc độ cân bằng sinh thái phản đối thành thị ồn ào, tán dương thế giới tự nhiên của rừng suối.
Năm 1886 nhà động vật học người Đức E.Haeckel trong cuốn “Sinh vật thể phổ thông hình thái học”, xây dựng cây hệ thống về sự thay đổi quan hệ giữa động thực vật, cho rằng tinh thần và vật chất nên hài hòa thống nhất: “Chúng ta lí giải sinh thái học thành toàn bộ khoa học liên quan đến thể hữu cơ và hoàn cảnh xung quan, tiến thêm một bước nữa có thể xếp toàn bộ điều kiện sinh tồn vào trong đó để nghiên cứu. Sinh thái học xuất hiện với tư cách là khoa học nghiên cứu quan hệ giữa sinh vật và môi trường của nó. Cùng với sự phát triển của ngành khoa học này, sinh thái học hiện đại dần dần đặt con người vào vị trí trung tâm của sự nghiên cứu, quan hệ giữa con người và tự nhiên trở thành hạt nhân chú ý của sinh thái học”. Cách nói này có lẽ là nguộn nguồn của lí luận sinh thái.
Thường cho rằng, năm 1970 “chủ nghĩa sinh thái” (ecologism) phát triển ở phương tây đã bắt đầu lịch trình gian nan của văn háo sinh thái. Văn hóa sinh thái và phê bình sinhthais xuất hiện, chính là bắt đầu trong bối cảnh lớn như vậy. “Phê bình sinh thái”(ecocriticism) xuất hiện muộn hơn so với các lí luận khác ở phương tây, một khi đã xuất hiện liền nhanh chóng thu hút được hứng thú lí luận của mọi người, và không ngừng tăng cường tiến trình thế giới hóa của lí luận này. Simon C. Estok cho rằng, sự ra đời của phê bình sinh thái vì góc độ khác nhau cho nên có ba thời kì khác nhau: phê bình sinh thái với tư cách là thuật ngữ văn hóa được đề xuất trong bài viết “văn học và sinh thái học: thực nghiệm của phê bình sinh thái” phát biểu năm 1978 của William Ruekert, nhưng không được mọi người chú ý; sau 13 năm, năm 1993, Murphy sáng lập tạp chí “Văn học và nghiên cứu khoa học liên ngành về môi trường”, dùng quyền lực diễn ngôn có trọng lượng lớn của nó thể hiện lại tính quan trọng của phê bình sinh thái, thu hút được sự chú ý và hưởng ứng trên phạm vi rộng, đánh dấu sự hình thành dần dần của trường phái phê bình sinh thái, nhưng vẫn chưa xuất bản lí luận chính thức và cương lĩnh của học phái; năm 1996 sự xuất bản của cuốn “Văn bản phê bình sinh thái: cột mốc trong sinh thái học văn học” Cheryll Glotfelty và “Tưởng tượng của môi trường” của Lawrence Buell, phê bình sinh thái cuối cùng đã có cương lĩnh lí luận và nguyên tắc mĩ học của mình, và thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu sâu sắc của giới học thuật, và không ngừng hình thành khung hệ thống hoàn thiện trong quá trình tranh luận.
Có thể nói, từ những năm 60 của thế kỉ 20, các lĩnh vực nghiên cứu mọc lên như nấm, như triết học sinh thái (ecophilosophy), thần học sinh thái (Eco-theology), chính trị học sinh thái (ecological politics), kinh thế học sinh thái (ecological economics), chủ nghĩa nhân văn sinh thái (ecological humanism), chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (ecofeminism), văn học sinh thái (ecoliterature), nghệ thuật sinh thái (ecological art), xã hội học sinh thái (ecosociology), luân lí học sinh thái (ecological), nhân loại học sinh thái (ecological anthropology), tâm lí học sinh thái (ecological psychology), phê bình sinh thái (ecocriticism), sinh thái học bề sâu (deep ecology)…, mọi người lại phát hiện ra một góc độ nghiên cứu mới trong “thời kì vũ đài cao nguyên” của lí luận phương tây – xóa bỏ chủ nghĩa nhân loại trung tâm, kiên trì chủ nghĩa trung tâm tự nhiên, coi sự chung sống hài hòa giữa con người và tự nhiên là nguyên tắc cơ bản của lí luận sinh thái, phê bình sinh thái loại bỏ sự mù quáng của Chauvinism. So với trước kia, “sinh thái” thể hiện tính khuynh hướng giá trị và ý vị thực tiễn rất rõ ràng, tinh thần nhân văn bao hàm trong từ “sinh thái” có hàm nghĩa sâu sắc hơn. Triết học sinh thái tìm ra căn nguyên của nguy cơ sinh thái tự nhiên nằm trong chủ nghĩa nhân loại trung tâm , trong mô thức tư duy đối lập nhị nguyên của văn minh hiện đại. làm cho tư duy sinh thái và phương pháp sinh thái do nghiên cứu khoa học tự nhiên cung cấp thẩm thấu vào trong thế giwois quan và thể nghiệm sinh tồn của con người, cố gắng đem tinh thần sinh thái bồi dưỡng thành một phương thức tư duy, tín ngưỡng tinh thần và quan niệm văn hóa hướng tới tiền cảnh văn minh hoàn toàn mới. Tóm lại, phong trào văn hóa sinh thái ngày nay đã trở thành phong trào văn hóa kết hợp giữa thành quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên và những suy tư của khoa học nhân văn, giữa nghiên cứu lsí luận văn hành động thực tiễn, phản tư phê phán văn minh hiện đại và tư duy mang tính xây dựng một nền văn minh mới hoàn thiện lành mạnh hơn.
Khác với tính tư biện lí luận siêu hình rõ nét của lí luận phương tây khác, lí luận sinh thái là một loại lí luận thực tiễn về hoàn cảnh hiện thực của nhân loại. Các nhà phê bình sinh thái đều phản đối quan điểm chủ nghĩa văn bản trung tâm “ngoài văn bản ra không có gì khác nữa” trong “văn tự học” của Derida, họ kiên trì cho rằng: sự tồn tại của ngôn ngữ hoặc văn bản chỉ là biểu trưng văn hóa của thế giới thực thể, khong thể nói rõ sự nặng nhẹ của thế giới vật chất, những thứ quan trọng ngoài văn bản nhiều không đếm xuể, làm sao lại nói là không có gì? Bethe cho rằng: “Chủ nghĩa hậu hiện đại tuyên bố tất cả hạn độ đều là hạn độ (thước đo) văn bản, thi học sinh thái lại chủ trương chúng ta phải nắm chắc một khả năng, đó là mỗi hạn độ văn bản được gọi là thơ ca có thể khiến chúng ta hồi ức lại tri thức lâu đời nhất của nhân loại: không có hạn độ lớn, chúng ta sẽ không thể tồn tại”. Lí luận sinh thái phản đối cạm bẫy của “chủ nghĩa duy tâm ngôn ngữ” hoặc cạm bẫy của “chủ nghĩa văn hóa” mà lí luận đương đại rơi vào không thể tự thoát ra, ra sức phơi bày nguy cơ hiện thực và khó khăn trước mắt mà nhân loại đang đối mặt, thoát khỏi lao tù tự mình vẽ ra của “cái lồng ngôn ngữ”, vượt qua ảo tưởng tự tạo của văn bản ngôn ngữ, quan tâm đến khó khăn của thời đại. Sự hủ bại và tham lam của xã hội hiện đại là do nhân tính dị hóa của vật chất trung tâm hóa và tinh thần biên duyên hóa tạo thành, sự hủ bại có nguồn gốc trong tham vọng chủ nghĩa vật chất phủ lên toàn bộ thế giới, con người khuyết thiếu vĩ độ siêu việt tinh thần và nằm trong lo lắng phiền muộn khó giải quyết của việc thực hiện dục vọng, hàng loạt những căn bệnh của văn minh hiện đại đã dẫn đến sự mất cân bằng trong toàn bộ tinh thần của nhân loại. Nói tóm lại, gần 400 năm người phương tây đã đi trên con đường lệch lạc văn hóa, chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế và trình độ tiêu dùng, sự lệch lạc văn hóa nghiêm trọng này làm cho con người chìm đắm trong tăng trưởng vật chất mà mất đi độ sâu nhân tính và độ dày nhân văn. Đương nhiên, những phê bình sắc nhọn này đã từng xuất hiện trong phê phán văn hóa của chủ nghĩa Mác phương tây.
(còn nữa)
(Đỗ Văn Hiểu sơ dịch, Dịch từ cuốn “Đương đại tây phương tối tân văn luận giáo trình” của Vương Nhạc Xuyên, Nxb Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, 2008)