Tiện ích


Thống kê truy cập

Văn học sinh thái và lí luận phê bình sinh thái (1)

Tác giả: Vương Nhạc Xuyên (王岳川) - Cập nhật: 03/02/2016

Đỗ Văn Hiểu dịch Sự phát triển của lí luận phương tây mới nhất không phải vì chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu thực dân, nghiên cứu văn hóa không ngừng làm mới mà dừng lại. Cuối thế kì 20, “văn hóa sinh thái” của phương Tây và lí luận “phê bình sinh thái” từ phát sinh phát triển đến dần dần lan rộng trên toàn thế giới, đã trở thành một phương pháp nghiên cứu lí luận văn nghệ mới mang tính liên ngành. Đương nhiên, về nguồn mạch của lí luận này, có thể nói, văn hóa sinh thái và phê bình sinh thái không phải đơn giản là nghiên cứu văn học về mối quan hệ giữa con người và môi trường, mà thuộc về lĩnh vực lí luận mới được khai phá trong phạm vi lớn liên quan đến nghiên cứu văn hóa.

Sự phát triển của lí luận phương tây mới nhất không phải vì chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu thực dân, nghiên cứu văn hóa không ngừng làm mới mà dừng lại. Cuối thế kì 20, “văn hóa sinh thái” của phương Tây và lí luận “phê bình sinh thái” từ phát sinh phát triển đến dần dần lan rộng trên toàn thế giới, đã trở thành một phương pháp nghiên cứu lí luận văn nghệ mới mang tính liên ngành. Đương nhiên, về nguồn mạch của lí luận này, có thể nói, văn hóa sinh thái và phê bình sinh thái không phải đơn giản là nghiên cứu văn học về mối quan hệ giữa con người và môi trường, mà thuộc về lĩnh vực lí luận mới được khai phá trong phạm vi lớn liên quan đến nghiên cứu văn hóa. Điều này biểu hiện rõ nhất trong một số vĩ độ chủ yếu sau: nghiên cứu lí luận phương tây đương đại đã bước vào “thời kì sự ra đời của lí luận chậm lại”, lí luận phê bình văn học phương tây không còn hiện tượng liên tục ra đời bất tận những lí thuyết mới, mà là “thế giới” được quay trở lại nhìn nhận song trùng thân phận tự nhiên và xã hội, thể hiện giá trị mô phỏng của văn nghệ đối với hình thức tự nhiên; nghiên cứu lí luận phê bình văn nghệ vẫn chưa định hình, vẫn đang chú trọng lịch sử mới, nắm vững góc độ thẩm mĩ và nền tảng văn hóa không ngừng tìm kiếm cái mới trong quan hệ hình thái ý thức chính trị, chủng tộc xác định và giới tính, xác định lại hình thái khoa học lí luận bản thân; sự ra đời của lí luận phương Tây có những đại sư có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới ít đi, văn bản lí luận kinh điển cũng ít đi, lí luận phương Tây đương đại bước vào cái mà người ta gọi là “thời kì hậu lí luận” hoặc thời đại “chung kết lí luận”.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA VĂN HÓA SINH THÁI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA NÓ

Sự xuất hiện của lí luận sinh thái có gắn với hai nguy cơ lớn của toàn cầu hóa, thứ nhất là thế giới ngày nay nguy cơ sinh thái tự nhiên đang ngày một xấu đi, thứ hai là nguy cơ sinh thái tinh thần nhân văn trong xã hội tiêu dùng hiện đại của nhân loại. Hai nguy cơ này đều xuất phát từ hậu quả của tính hiện đại.

  1. Sự mất gốc của văn hóa hiện đại và căn bệnh của chủ nghĩa tiêu dùng

Cái được gọi là tính hiện đại chỉ chừng 500 năm ngắn ngủi, phương tây trước đó là “trung thế kỉ đen tối”. Thời kì sau của phong trào Phục Hưng và cải cách tôn giáo tấn công vào nền thống trị của giáo hội phong kiến châu Âu, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và khoa học kĩ thuật ra đời. Từ thế kỉ 18, sự phát minh ra máy hơi nước làm cho tính hiện đại phương Tây bắt đầu gia tốc. Nhiệt lực học thế kỉ 19, lí luận điện từ trường, thuyết tiến hóa sinh vật khiến phương Đông trở thành “đế quốc ngưng trệ” đông cứng, còn phương tây mang tính hiện đại trở thành “trung tâm quyền lực diễn ngôn” của nhân loại: sự phát minh ra máy ảnh khiến cho việc vẽ đối tượng giống thực của họa sĩ trở nên không cần thiết; sự xuất hiện của điện ảnh đã thay đổi phương thức cảm giác và phương thức thị giác của nhân loại. Thế kỉ 20, sự xuất hiện của các công cụ như máy bay, vệ tinh thông tin, tivi, máy tính… và sự kiện con người lên mặt trăng càng khiến phương tây có được bá quyền diễn ngôn trong lĩnh vực kĩ thuật, quân sự, kinh tế. Tính hiện đại và phát minh khoa học kĩ thuật và thực dân nhân loại có liên quan mật thiết với nhau, chỉ trong 200 năm đã khiến phương tây trở thành bá chủ thế giới.

Làn sóng “tây hóa toàn cục” của các nước phương Đông do sự mở rộng của tính hiện đại đã được lịch sử trăm năm chứng minh không phải là phúc âm của phương Đông, mà là bắt đầu sự đơn diện hóa và dị hóa của nhân loại. Vấn đề mà nhân loại vấp phải, chiến tranh hạt nhân cũng đúng, sự cạn kiệt về tài nguyên cũng đúng, ô nhiễm môi trường cũng đúng, sóng thần, sự va đập của các hành tinh vào trái đất cũng đúng, đều nói với nhân loại một sự thực, sự bành trướng cực độ của tính hiện đại sẽ quay lại hủy diệt nhân loại. Tính hiện đại cùng với việc hứa hẹn cuộc sống tươi đẹp, cũng mang đến quá nhiều tai họa sinh thái: nguy cơ sinh thái tự nhiên, nguy cơ sinh thái xã hội, nguy cơ sinh thái văn hóa, làm cho rừng bị hủy diệt, đất bị sói mòn, giống loài thoái hóa, tinh thần thất lạc, đạo đức xuống cấp, tâm thái mất cân bằng, tạo ra tai họa lớn về sinh thái uy hiếp sự sinh tồn của nhân loại”. (1). Đối diện với chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa bá quyền văn hóa làm mất cân bằng sinh thái tinh thần, các nhà triết học đã đề xướng phương thức khôi phục tinh thần mang ý nghĩa sinh thái văn hóa đó là quay trở lại với tự nhiên cảm nhận sự sống trên trái đất.

Ngày nay, ngoài nguy cơ sinh thái tự nhiên, trong phạm vi toàn cầu con người còn tạo ra 900 vạn người máy, người máy thông minh đã đến gần 50 vạn, căn cứ vào kĩ thuật hiện nay có thể nhân ra hơn 4000 vạn trong khoảng trên dưới 10 năm,  trong khoảng một nửa thế kỉ sẽ trở thành một đội “quân sắt” trên thế giới, nhỡ không thể khống chế được thì trên chỉnh thể có thể nguy hại đến sự sinh tồn của loài người.

Năm 1972, câu lạc bộ La Mã đã viết một bài rất nổi tiếng về nguy cơ của nhân loại “Giới hạn của trưởng thành”. Báo cáo cho rằng, kinh tế quá nóng và tăng trưởng nhân khẩu nếu như không khống chế một cách có hiệu quả thì trái đất và con người sống trên trái đất do ô nhiễm môi trường  và không đủ lương thực mà bị hủy diệt trong vòng 100 năm. Báo cáo giống như một hòn đã làm dào lên những đợt sống kinh động toàn cầu. Sau đó các nước trên thế giới thông qua các biện pháp giải trừ quân bị, giảm tốc độ phát triển kinh tế, khống chế tăng trưởng dân số, chú trọng lợi dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường… hòng tránh được hoặc kéo dài vận mệnh của nhân loại. Nhưng trái đất chịu gánh nặng quá lớn và trạng thái lâm nguy của cực hạn trưởng thành của nhân loại vẫn chưa được hóa giải, hơn nữa còn ngày càng xấu đi.

Sinh thái tinh thần của nhân loại gặp phải nguy cơ chưa từng có. Dưới sự dẫn dắt của tính hiện đại phương tây, bất luận là người châu Á hay là người châu Phi, họ đều đang đi tới “thời đại làm mới lí luận” và “thời đại thể nghiệm thân xác”. Vì thế, thăng cấp, đột phá, mở rộng, cảm giác nhục thể, chủ nghĩa tiêu dùng đang trở thành quỹ tích tinh thần của con người thời đại này. Người đương đại trở thành người trung gian thoát xác từ “thời đại kinh nghiệm” cũ và ngưỡng vọng “thời đại lí luận”, họ từ phương thức diễn ngôn đời sống, mô hình hành vi đời thường, thái độ thời thượng hiện nay, làm cho cuộc sống vui chơi giải trí hóa, văn hóa thời thượng hóa, sinh mệnh nhục thể hóa, tinh thần bình diện hóa. Thế là, trong thường nhật hóa đời sống của “nhân loại mới mới”, thay đổi tưởng tượng của người đương đại, sắc thái và khí chất của đô thị, môi trường xung quanh và vận động tư duy.

Chủ nghĩa tiêu dùng không ngừng tạo ra tâm lí “điên cuồng theo đuổi cái mới”, tập trung biểu hiện ở việc say mê “nâng cấp hóa”: máy tính nâng cấp, virus cũng nâng cấp; hòm thư đang nâng cấp, thư rác cũng nâng cấp; trò chơi nâng cấp, hacker cũng nâng cấp; chủ nghĩa tiêu dung nâng cấp, chủ nghĩ khủng bố cũng nâng cấp; thân thể nâng cấp thời thượng (baozou, Lomo, Street Dance, Xăm hình), tinh thần lại đang xuống cấp (bệnh điên, tỉ lệ tự sát, nghiện rượu, lối viết phần dưới cơ thể); nhục thể đang thăng cấp nhân tạo (màu tóc, giảm béo, thẩm mĩ), linh hồn lại xuống cấp trầm trọng; phương thức tự do vô biên của đời sống đang không ngừng nâng cấp đa nguyên, sinh thái tinh thần lại đang bại hoại. Làm thế nào làm cho nâng cấp không trở thành hình thức vô hạn bên ngoài, làm cho sinh mệnh không qua đi trong nháy mắt một cách không có giá trị hàm lượng, mà là thực sự thực hiện được sự cân bằng sinh thái tinh thần và tồn tại của con người, con người còn phải hướng tới chiều sâu trong suy nghĩ, tư tưởng.

Trong sự phát triển  nhanh và cuồng hoan tiêu dùng bất chấp tín ngưỡng vài thế kỉ, loài người không ngờ phải đối mặt với hai hiện trạng nghiêm trọng: một là “vấn đề cắt đứt với văn hóa truyền thống trong “xung đột cổ kim”, một vấn đề khác là ý thức hạnh phúc giả tạo của “giai cấp trung tư sản mới”(1).  Con người đối mặt với cục diện thành thị lớn phát triển nhanh, nông thôn dần dần thu nhỏ, tạo nên vấn đề va chạm hai hướng giá trị nông thôn thành thị liên đới.

Một mặt, nhân khẩu nông thôn chuyển tới thành thị, giá trị nông thôn, niềm tin quê hương và phương thức sống ở nông thôn tiền hiện đại mang đến ấn tượng sâu đậm đã vấp phải sự va chạm và công kích của phương thức sống đa nguyên của thành thị. Do xã hội nông nghiệp buộc phải chuyển hướng sang xã hội công nghiệp trong sự phát triển của nhân loại, nên trong sự chuyển hướng này, nông dân nằm ở tầng diễn ngôn chưa dứt nhưng không thể thực sự xâm nhập của quyền lực xã hội. Sự di dân lìa bỏ nông thôn trở thành sự giải thể xã hội nông thôn hiện đại tính trong phạm phi toàn thế giới, trung tâm gia tộc biến mất, lí tính tập thể thay bằng sự bắt đầu tính hợp pháp của chủ nghĩa bản vị cá nhân.

Mặt khác, trrong tầng lớp trí thức, giai cấp tư sản bậc trung mới đã xuất hiện hiện tượng nhục thể con người sắp đặt trong không gian kiến trúc to lớn, nhưng lại không tìm thấy nơi để tinh thần trú ngụ. Cuộc sống mất đi tín ngưỡng trong sự mất đi ý nghĩa khiến tiền bạc trực tiếp trở thành tín ngưỡng của con người đương đại, cùng với sự thăng cấp nhiều lần của tiền bạc, con người không ngừng cảm thấy ngày càng rời xa hạnh phúc có ý nghĩa siêu việt. Các tầng lớp nhân sĩ đương đại phần rất lớn không thể nói được bản thân có hạnh phúc hay không, vì sao hạnh phúc hoặc bất hạnh – bất hạnh của con người mất đi gia viên ở đâu cũng có, bất hạnh sống trong nhà cao cửa rộng cũng mất đi cảm giác sống. Như vậy, cuộc sống hạnh phúc làm thế nào mới có thể có? Liệu có phải trong tưởng tượng “nâng cấp”, nhà cửa càng nhiều, tiền bạc càng nhiều thì nhất định càng hạnh phúc? Trạng thái thiếu thốn hạnh phúc ấy, đã dẫn đến một vấn đề to lớn – chủ nghĩa tiêu dùng.

Chủ nghĩa tiêu dùng đã tạo ra ý thức coi những thứ của người khác là của mình, tức là mãi mãi có được thương phẩm tốt nhất, coi sự hưởng thục thế tục được mọi người trên toàn thế giới chú ý là của mình. Nhưng chủ nghĩa tiêu dùng có tính lừa dối song trùng. Con người trước kia trọng hạnh phúc, bây giờ thích nói về tự do. Dường như bây giờ mỗi người đều có thể tự do lựa chọn con đường của mình. Chỉ cần có tiền là có thể chọn bất kì vật phẩm nào nằm trong sức mua và sức thăng cấp của mình, từ đó cũng nâng cấp cuộc sống của mình; dường như đã mang đến tự do cho người tiêu dùng thì hoàn toàn giải quyết vấn đề tự do. Kì thực không phải như vậy. Chủ nghĩa tiêu dùng trong thời hậu công nghiệp trong lời hứa liên quan đến phúc lợi, hạnh phúc, đã thiết lập mệnh đề giả tạo mà không hề hay biết. Sự lừa dối của chủ nghĩa tiêu dùng nằm ở: đồng ý (yunnuo) là tính phổ biến của hạnh phúc – dường như mỗi người đều có thể tự do lựa chọn. Tính lừa dối khác nằm ở mệnh đề giả tạo được nó thiết lập: Một khi bạn mang đến tự do cho người tiêu dùng, bạn có thể hoàn toàn giải quyết vấn đề tự do. Như vậy, tự do trên thực tế bị quy giản thành để tiêu dùng, nó bị coi nhẹ thành “nguyên tắc thực hiện bản thân (tự ngã). Là con người, sự thực hiện tự ngã không phải chỉ cần vật chất là có thể thỏa mãn được. Thỏa mãn vật chất chỉ là tầng cơ bản, còn sự thỏa mãn của tinh thần, thỏa mãn căn cước và thỏa mãn thực hiện giá trị càng không dễ dàng. Sự điên cuồng tinh thần của không ít người đương đại không phải bắt nguồn từ sự thiếu thốn về vật chất, mà là vì sự trống rỗng của tinh thần và sự loãng hóa gen giá trị. Xã hội tiêu dùng coi việc ra sức giành lấy của cải làm mục đích, không ngừng tạo ra nhu cầu dục vọng mới cho đại chúng. Trong bối cảnh lịch sử cá nhân giầu lên, cuộc sống mà mọi người đều cảm thấy hạnh phúc chính là mua sắm và tiêu dùng nhiều hơn, bản thân tiêu dùng trở thành sự thể hiện hiện thực của cuộc sống hạnh phúc, trở thành sân chơi diễn ngôn mà mọi người thi nhau trèo cao, thi nhau khoe khoang. Đối diện với sự sùng bái hàng hiệu của cuộc sống chủ nghĩa tiêu dùng, chủ nghĩa trung tâm tiêu dùng, huyên náo và tham lam… con người bắt đầu phản tỉnh ý nghĩa của cuộc sống, của sinh mệnh, thể nghiệm được đời sống thời đại thông tin là “cuộc sống phức tạp” do trí giả dẫn đến, nó không thể làm cho linh hồn và thân xác hài hòa, mà chỉ làm cho người người mất đi linh hồn.

Bức tranh này sẽ xuất hiện ngay trước mắt chúng ta như thế này: sự thay đổi rất lớn của khoa học kĩ thuật đương đại, không gian đô thị, cuộc sống thường nhật sẽ làm cho phương thức cảm tri, quan niệm giá trị, mô hình hành phi, phương thức giao lưu, quyền lợi thân thể, vấn đề sinh tử, không gian ảo và luân lí phổ thế của con người đang đại phát sinh rạn nứt và lệch vị trí. Ngày nay sự thô tục của ngôn ngữ “internet hóa” và sự không chờ mà đến của “thổ dân”(shanzu) làm cho bức tranh đương đại càng thêm vô cùng phức tạp. Trong thời đại máy tính, phạm vi thể nghiệm nhục thể dần dần thu nhỏ, chức năng cảm quan khác ngày một hoang phế, cảm giác nhục thể thường chỉ còn cách đạt đường thông qua con đường không bình thường. Loại cảm giác nhục thể này cho thấy nó hoàn toàn từ bỏ truyền thống và sự khuếch trương không giới hạn cuộc sống tự do khác loại của bản thân. Thời đại “nâng cấp” ngày nay, cơ cấu giáo dục lớn và cơ chế văn hóa nghệ thuật này đã rất khó khăn trong việc ngăn cản những điều mà thanh niên nghĩ và làm, vì họ vững tin vào hai điều: một là tự do khác loại, hai là tự do không giới hạn.

“Sự mất gốc văn hóa” do sự đứt đoạn của phương thức sống và sự thay đổi quan niệm mang đến, trong một thế kỉ duy trì sự chấn động tiến vào tâm linh con người hiện đại. Trong sự thay đổi đô thị hiện đại hóa, những di dân gặp phải sự công kích và điều chỉnh phương thức sống, quan niệm tư tưởng, mô hình văn hóa của bản thân, đồng thời cùng với sự di dân, phương thức thẩm mĩ nghệ thuật của họ cũng thay đổi rất nhiều. Sự thay đổi sâu sắc này lưu lại tính khả năng mới cho kiến tạo mĩ học sinh thái, mang lại không gian tưởng tượng phong phú để người hiện đại nhớ nông thôn, hoài niệm nông thôn, về nông thôn. Đối diện với thời đại “nâng cấp” (update), chúng ta không nên chỉ cảm thấy bước chân tiến lên của thời đại trong sự thay đổi cực lớn của thế giới, mà còn nên nhìn thấy bức tranh chỉnh thể của thế giới tương lai trong sự cân bằng sinh thái tinh thần. Trước khi vấn đề hiện đại hóa và nông thôn chưa thực sự tương tác, mâu thuẫn kịch liệt giữa nông thôn và thành thị chưa được thực sự coi trọng, chỉ bàn luận hiện tượng “nâng cấp” cảm giác thân thể của nhân loại mới mới là không đủ. Chỉ có sự phát triển hài hòa của một dân tộc, sự phát triển cân bằng của một quốc gia, mâu thuẫn giữa nông thôn và thành thị có con đường giải quyết hợp lí hóa, thì đồng thời với sự nâng cấp cảm giác thời tượng cảm giác thân thể, tinh thần cũng có được đường sống mạnh mẽ để nâng cấp, “sự nâng cấp tâm hồn và nhục thể” như vậy mới có thể duy trì ý nghĩa của sự phát triển, mới có căn cứ giá trị của sự cân bằng sinh thái tinh thần đương đại.

Thực ra, người phương tây trong tai nạn mang tính hiện đại đã nhận ra bao nhiêu nguy hại của việc “tát ao bắt cá”, “giết gà lấy trứng”, “coi trọng cái lợi trước mắt”, đã bắt đầu phản tỉnh bản thân và biết tìm đường về - tán dương “văn hóa sinh thái”. Điều này có nghĩa là trong việc dọn dẹp tai nạn mang tính hiện đại, các triết gia phương tây bắt đầu con trọng việc khai triển độ sâu của tính người và nâng cao tinh thần văn hóa, vững tin vào việc hoàn cảnh tự nhiên của sinh thái học đã xuất hiện vấn đề buộc phải sửa chữa. Cuối thế kỉ trước đầu thế kỉ này, phương tây đã xuất hiện một xu hướng mới – giải tỏa các đập nước lớn…. . Năm 1994, bộ khai hoang Mĩ tuyên bố: “Thời đại đập chứa nước của Mĩ đã kết thúc rồi”. Tháng 3 năm 1997, dân chúng của phong trào chống đập nước toàn cầu tập trung ở thành phố Curitiba của Barazil  phát động phong trào chống đập nước lớn Brazil và phát biểu tuyên ngôn Curitiba, đánh dấu mốc trong phong trào chống xây dựng đập nước, ủng hộ bảo hộ sinh thái sông ngòi và tài nguyên nước để tiếp tục tận dụng. Theo điều tra hơn 200 trạm phát điện lớn toàn cầu của Ủy ban đập nước lớn quốc tế, từ năm 1998 đến năm 2001, tổng kết một số ảnh hưởng phụ: đập nước toàn cầu tạo nên 4000-8000 vạn di dân, làm cho khu vực đó bần cùng hóa, đập nước lớn làm mất đi hệ thống sinh thái, hơn nữa còn làm mất đi văn hóa bản địa nơi đó. Tháng 3 năm 2003, nước Mĩ bắt đầu dỡ bỏ hai đập nước lớn ở Maine, từ đó mà cá hồi hoang dã của đại tây dương quay trở về, mang đến điều kiện cho cá nước lợ, côn trùng, các loại chim và sinh vật khác quay trở về dòng chảy tự nhiên và sự tuần hoàn của nước làm tổ, sinh sản và di chuyển. Đập nước sản phẩm của công nghiệp hóa đã khiến sinh thái bị phá hoại rất lớn. Người Mĩ ý thức được việc xây dựng hai đập lớn không phải là điều tốt của nhân loại, cho nên bắt đầu dỡ bỏ đập. Theo tài liệu ghi chép, người Mĩ đã dỡ bỏ hơn 500 đập nước. Có thể nói, từ việc xây đập đến phá đập, nhân loại gặp phải hai lần báo thù của tự nhiên, bắt đầu ý thức nên ghìm cương trước vực thẳm.

(còn nữa)

(Đỗ Văn Hiểu sơ dịch, Dịch từ cuốn “Đương đại tây phương tối tân văn luận giáo trình” của Vương Nhạc Xuyên, Nxb Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, 2008)


Cập nhật: 03/02/2016 - Lượt xem: 8

Bài cùng chuyên mục