Giới thiệu Chuyên luận của PGS.TS Bửu Nam:Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam

Share Button

Giới thiệu Chuyên luận của PGS.TS Bửu Nam

Cập nhật  10:17 24/09/16

(NetCodo) Chiều 23/9, Hội Nhà Văn Thừa Thiên- Huế, Tạp chí Sông Hương và NXB ĐH Huế phối hợp tổ chức buổi giới thiệu Chuyên luận “Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” của PGS. TS Bửu Nam.

PGS.TS  Bửu Nam tên thật là Nguyễn Phước Bửu Nam. Trước đây, anh từng tham gia Ban biên tập Tạp chí Sông Hương. Hiện anh là giảng viên Khoa Ngữ văn, ĐHSP Huế, tham gia giảng dạy chuyên đề cho các lớp cao học về các trường phái lý luận phê bình văn học Phương Tây hiện đại, Thi pháp học hiện đại, Lý thuyết tiếp nhận văn học, xã hội học văn học, Tiến trình tiểu thuyết và kịch phương Tây, Ký hiệu học văn học, Lý thuyết văn học so sánh…”Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” được chia làm 2 phần chính: Phần 1 bàn về các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại, và phần 2, bàn về sự tiếp biến và vận dụng ở Việt Nam.

Phần 1 gồm 3 chương. Chương 1 đề cập đến những thành tựu to lớn của Lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại gắn với khát vọng đi tìm cái mới trong một không gian học thuật ưa tìm tòi, cở mở, trọng tranh luận, chấp nhận nhiều quan điểm, trường phái khác nhau, đào sâu mọi khiá cạnh của văn chương ở phương Tây;  Chương 2, việc so sánh các trường phái Lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại qua 5 công trình tiêu biểu, 5 quan điểm khác biệt cho thấy tính đa chiều, đa sắc của bức tranh. Nó còn cho thấy tính chủ kiến, mục tiêu của mỗi nhà nghiên cứu; Chương 3 luận bàn về loại hình và sự vận động của các khuynh hướng.

Phần 2, cuốn chuyên luận đề cập đến sự tiếp biến và vận dụng qua 2 chương; chương 4 và 5. Chương 4 bàn tổng quát và có tính lược sử; chương 5 lại đề cập qua hai trường hợp đặc thù còn ít được bàn đến.

Với phong cách riêng và sự thể hiện độc đáo, Chuyên luận của ông đã đưa đến cho người đọc một bức tranh toàn cảnh, phong phú, đa sắc màu…với nhiều sự khác biệt, nhưng hài hòa về các trường phái Lý luận phê bình văn học phương Tây; Sự tiếp biến, cũng như các quy luật, phương cách tiếp biến các trường phái Lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại vận dụng ở Việt Nam, được tác giả trình bày khách quan, mạch lạc, xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử của Việt Nam với nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau…

Ông còn là một nhà thơ được nhiều thế hệ mến mộ với bút danh Trần Hoàng Phố. Nhiều tập thớ đã được xuất bản như: “Cõi nhân gian lạ lẫm”, “Quê quán tôi xưa”, “Bóng của con nhân sư”…
GS Trần Đình Sử nhận định:“Thơ Trần Hoàng Phố như cây cỏ, sông núi xứ Huế hiền lành, hồn hậu. Nhưng dưới bề ngoài hiền lành là một chiều sâu văn hoá thâm trầm. Thơ anh thấm đẫm một nỗi buồn hoài niệm những cố hương, quê xưa, chốn cũ, một nỗi buồn không chỉ do triều đại xưa đã thành phế tích mà anh là một hậu duệ anh có đủ lý do để hoài niệm….”
Minh Anh
http://netcodo.com.vn/vi/41/15121/Giao-duc/Gioi-thieu-Chuyen-luan-cua-PGS-TS-Buu-Nam.html#.V_ojhIVuJ1s
Share Button